Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Tìm hiểu 10 thị trường tuyển dụng sôi động nhất thế giới

Các mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand gồm hóa chất, máy vi tính và các máy móc công nghiệp nặng. Du lịch nước này cũng đã phát triển nhanh chóng kể từ giữa thập niên 1980.

Là một nền kinh tế thị trường tự do huy động được nhiều lượng tiền mặt nhờ xuất khẩu hàng điện tử, Singapore được Viện Heritage Foundation xếp thứ hai trong số các nước có nền kinh tế tự do.

2. Peru: Triển vọng tuyển dụng: +48%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 11,4%; Thu nhập bình quân đầu người: 2.600USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng qua): 6,5%.

Mặc dù còn rất nghèo, nhưng những cải cách theo hướng thị trường tự do trong các ngành viễn thông và quặng mỏ chủ đạo, cùng với việc thông qua thêm nhiều chính sách mậu dịch tự do, đã  giúp kinh tế Peru tuy chậm nhưng đang phát triển. Peru là nước xuất khẩu các loại đá quý. Thị trường đầu cơ tăng giá đối với hàng hóa đã thúc đẩy lưu lượng tiền mặt của nước này.

3. Ấn Độ: Triển vọng tuyển dụng: +39%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 7,8%; thu nhập bình quân đầu người: 3.692USD; mức tăng  trưởng GDP năm 2006: 8,5%.

Nền kinh tế có mức tăng trưởng lên đến chữ số hàng chục của Âận Độ thu lợi từ lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ thương mại/tài chính và nhà hàng/khách sạn, bù đắp cho mức độ tăng trưởng chỉ 9% trong lĩnh vực sản xuất ở nước này.

4. Argentina: Triển vọng tuyển dụng: +38%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 10,6%; thu nhập bình quân đầu người: 4.576USD; mức tăng trưởng GDP năm 2006: 8,5%.

Việc xuất khẩu các mặt hàng gia dụng đang lên giá thu về nhiều ngoại tệ cho nền kinh tế nội địa của Argentina. Tuy vậy, vẫn có một sự thay đổi nhỏ về cơ cấu trong những lĩnh vực cần nhiều nhân công và các chuyên gia cảnh báo rằng mức độ tăng trưởng gần đây có thể chỉ là sự hồi phục của nền kinh tế khủng hoảng ở những năm 1990.

5. Canada: Triển vọng tuyển dụng: +28%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 7,2%; thu nhập bình quân đầu người: 39.832USD; mức tăng trưởng GDP năm 2006: 2,8%.

Thị trường lao động và nền kinh tế Canada nhìn chung phát triển song hành cùng với thị trường tuyển dụng và nền kinh tế Mỹ - đối tác mậu dịch lớn nhất có chung đường biên giới với nước này. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, gỗ và kim loại mang lại thành công cho nền kinh tế quốc gia.

6. Na Uy: Triển vọng tuyển dụng: +25%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 3,4%; thu nhập bình quân đầu người: 64.168USD; mức tăng trưởng GDP năm 2006: 3%.

Nền kinh tế có tính tuần hoàn của Na Uy khá phụ thuộc vào dầu hỏa. Sự ổn định về lâu dài sẽ là một thử thách đối với nền kinh tế nước này.

7. Australia: Triển vọng tuyển dụng: +24%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 4,5%; thu nhập bình quân đầu người: 57.980USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng vừa qua): 2,8%.

Dịch vụ chiếm đến hơn 2/3 nền kinh tế Australia, trong khi việc xuất khẩu khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đã phát triển ngoạn mục kể từ khi Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn của nước này.

8. New Zealand: Triển vọng tuyển dụng: +24%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 4,2%; thu nhập bình quân đầu người: 46.592USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng vừa qua): 1,9%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand gồm hóa chất, máy vi tính và các máy móc công nghiệp nặng. Du lịch nước này cũng đã phát triển nhanh chóng kể từ giữa thập niên 1980.

9. Hồng Kông: Triển vọng tuyển dụng: +23%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 4,8%; thu nhập bình quân đầu người: 27.600USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng vừa qua): 5,9%.

Nền kinh tế tự do nhất trên thế giới, theo Heritage Foundation, Hồng Kông vẫn là thị trường tài chính thương mại thu hút hàng đầu đối với các nhà đầu tư lớn và quyền lực. GDP thực của Hồng Kông lên đến 59% kể từ năm 1980.

10. Mỹ: Triển vọng tuyển dụng: +22%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 4,3%; thu nhập bình quân đầu người: 42.016USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng vừa qua): 3,4%.

Nền kinh tế Mỹ - 80% do dịch vụ chi phối - tiếp tục tăng trưởng. Các nhà kinh tế chờ đợi nhu cầu tuyển dụng gia tăng trong năm này, dù cho có sự chững lại trong việc thu lợi nhuận của các tập đoàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét