Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Nhà tuyển dụng tuyệt đối không nên xem thường khâu phỏng vấn

Hoặc nếu như trong hồ sơ của ứng viên có ghi rõ ưu điểm và khuyết điểm, nhưng bất chợt bạn hỏi lại ưu khuyết điểm của họ, bạn sẽ nhận ra người đó có phải là người trung thực không?

Không hẳn chỉ có các công ty lớn mới có chiến lược tuyển dụng và tìm kiếm nhân tài. Ngày nay, khi người tìm việc muốn xin vào bất cứ vị trí nào, họ đều phải trải qua việc đối diện trực tiếp với người phỏng vấn. Trong một số công ty, khâu tuyển dụng có đến 3, 4 giai đoạn. Từ nhận hồ sơ đến gọi điện thoại trao đổi, rồi đến công ty gặp bộ phận nhân sự, và cuối cùng mới là gặp trực tiếp giám đốc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ứng viên chỉ trải qua một lần phỏng vấn với sếp thì nhận được quyết định đi làm ngay. Có thể nói, người phỏng vấn sẽ phải đầu tư rất nhiều cho kỹ năng chọn người của mình, vì một quyết định nhận người hay không sẽ phản ánh năng lực nhân sự của chính người quản lý đó.



Anh Nguyễn Lạc, giám đốc một công ty quảng cáo cho biết về phương châm tuyển dụng của mình: "Tôi không quan tâm đến chuyện ứng viên đã từng làm gì trước đây, chuyện đó đã có nhân sự lo. Khi phỏng vấn, tôi chú ý đến khả năng thuyết phục của họ khi dự tuyển vào vị trí nào đó. Điều quan trọng là họ phải cho tôi thấy được sự thích hợp của mình đối với vị trí đó, không chỉ qua bằng cấp mà còn qua phong cách nói chuyện. Chẳng hạn như khi ứng viên xin vào làm công việc marketing, chuyện ứng viên đó thuyết phục được tôi có nghĩa là người đó có tố chất phù hợp cho nghề này. Đó là cách phỏng vấn theo tính chất công việc"



Để nhận ra được rằng ứng viên đó có thích hợp với việc làm hay không? Bạn phải có một vốn kiến thức nhìn người sâu sắc để có thể phân biệt được đâu là ứng viên đúng "chất", đâu chỉ là "vỏ bề ngoài". Bởi vì đã không chọn thì thôi, một khi đã chọn thì phải tin tưởng mới có thể làm việc được. Mặc dù rất khó nhìn ra điều đó qua bản sơ yếu lý lịch dài dằng dặc những thành tích, nhưng thật ra bạn chỉ cần nhấn vào một số điểm trong hồ sơ cũng có thể phát hiện ra được. Ví dụ như khi ứng viên nói rằng đã từng giữ chức trưởng bộ phận nhân sự, bạn có thể đặt câu hỏi rằng: trong trường hợp một nhân viên xin nghỉ vì bị bệnh nhưng bạn biết anh ta không hề có bệnh, bạn giải quyết như thế nào? Có thể việc giải quyết của ứng viên chưa phải là cách tốt nhất nhưng căn cứ theo cách trả lời của anh ta, bạn có thể xác định anh ta có nói đúng như những gì đã ghi trong hồ sơ không?



Hoặc nếu như trong hồ sơ của ứng viên có ghi rõ ưu điểm và khuyết điểm, nhưng bất chợt bạn hỏi lại ưu khuyết điểm của họ, bạn sẽ nhận ra người đó có phải là người trung thực không?



Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp hoặc nhà tuyển dụng sẽ có cơ chế riêng và hình thức riêng cho những câu hỏi phỏng vấn, có thể bằng cách test hoặc trả lời trực tiếp. Nhưng cho dù là cơ chế hay hình thức nào đi chăng nữa thì việc tìm ra người có năng lực và trung thực luôn là mục tiêu cuối cùng. Vì vậy, đừng nên đặt cảm tính của bạn trong việc suy xét một cá nhân nào đó. Bởi vì, nếu cảm tính của bạn sai, bạn sẽ phải trả giá cho việc đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét