Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Bí quyết giao tiếp hiệu quả ít người biết

Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và 

Giao tiếp luôn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong công việc, bạn không thể bỏ qua kỹ năng này nếu muốn được thành công.

Vì vậy, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn tăng cường những mối quan hệ không chỉ tốt cho cá nhân bạn mà còn tốt cho công việc và công ty của bạn.

Hiểu rõ quan điểm của chính bạn

Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết là bạn đang nói về điều gì. Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói bạn mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn.

Hiểu đối tác

Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngoại giao là nói những điều người khác muốn nghe.

Sử dụng tốt ngữ điệu

Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Ánh mắt

Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ.

Trang phục

Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.

Đừng thao thao bất tuyệt

Bất kể khi bạn đang bàn bạc công việc, hay nói chuyện gì đó với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thao thao mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào. Hãy khuyến khích mọi người cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình. Có như vậy, cuộc nói chuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả.
Giao tiếp luôn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong công việc, bạn không thể bỏ qua kỹ năng này nếu muốn được thành công.

Vì vậy, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn tăng cường những mối quan hệ không chỉ tốt cho cá nhân bạn mà còn tốt cho công việc và công ty của bạn.

Hiểu rõ quan điểm của chính bạn

Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết là bạn đang nói về điều gì. Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói bạn mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn.

Hiểu đối tác

Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngoại giao là nói những điều người khác muốn nghe.

Sử dụng tốt ngữ điệu

Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Ánh mắt

Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ.

Trang phục

Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.

Đừng thao thao bất tuyệt

Bất kể khi bạn đang bàn bạc công việc, hay nói chuyện gì đó với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thao thao mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào. Hãy khuyến khích mọi người cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình. Có như vậy, cuộc nói chuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả.

Bạn có phải là một nhân viên xuất sắc trong công ty không?

Và nếu không thích, hãy giải thích lí do. “ Khi đánh giá sự yêu thích của mình với công việc, đánh giá cảm xúc của bạn với sếp, tích cực hay tiêu cực, là bước đầu tiên để cải thiện sự thể 

Chỉ làm những gì được yêu cầu, theo những nguyên tắc nhất định, không hơn không kém, không có nghĩa bạn đang làm việc tốt. “ Những người làm việc và hoàn thành nhiệm chưa chắc là những nhân viên có thể tiến xa. Nếu có điều gì đó xảy ra khác biệt so với những gì thường làm, họ sẽ thấy lo lắng và vội tới chỗ người quản lí nhờ giúp đỡ. Và thậm chí đôi khi, sau khi hoàn thành công việc của mình, thay vì tìm tòi những cái mới, họ lại tới bắt chuyện và làm phiền đồng nghiệp”, Ian Coburn, tác giả cuốn sách “ Sự lựa chọn – ý nghĩa của cuộc sống: Làm thế nào để có sự lựa chọn nhiều hơn và tốt hơn trong công việc, các mối quan hệ và cuộc sống”, nói. Vậy điều gì tác động tới hiệu quả công việc của bạn?

Cảm xúc với công việc là một trong những “ thủ phạm” ảnh hưởng tới hiệu quả. Tom Gimbel, người thành lập và CEO của công tuyển dụng LaSalle Network có trụ sở tại Chicago, nói: “ Cảm xúc, động lực về công việc, nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu thiếu chúng, nhân viên chỉ có thể làm một phần việc nhỏ.”

Ngoài ra, nhiều chuyên gia khác cho rằng đó không chỉ là lỗi của nhân viên. Sếp cũng phải chịu một phần trách nhiệm. “ Mọi người không thích bị chỉ trích và sếp cũng không thích nói nặng lời. Kết quả là nhân viên nhận được bản đánh giá thiếu trung thực. Họ không xác định được những thiếu sót của mình để cải thiện”, Vicky Oliver, tác giả cuốn sách “ Sếp tồi, nhân viên khùng và những kẻ ngốc công sở khác”, cho biết.

Vậy làm thế nào để chắc chắn bạn thực sự làm việc tốt chứ không phải đó là suy nghĩ cá nhân? Hãy thực hiện các điều sau:

1. Đánh giá bản thân một cách trung thực

Nhân viên thường so sánh mình kém cỏi hơn đồng nghiệp và một số lại cho rằng mình xuất sắc hơn. Bạn không nên làm vậy mà hãy nhìn nhận khách quan và trung thực nhất về bản thân để có câu trả lời chắc chắn về hiệu quả công việc của mình. Oliver cho biết: “ Những dấu hiệu của làm việc tốt bao gồm: mang tới hướng kinh doanh mới, thuyết phục khách hàng tiêu tiền nhiều hơn, tìm ra biện pháp mới để bổ sung giá trị cho dịch vụ cũ, thanh lí hợp đồng thành công, nâng cao doanh thu, được đánh giá cao cả trong công ty và lĩnh vực của bạn.” Hãy xem bạn đã đạt được những điều đó chưa.

2. Đặt ra những câu hỏi “ đắt giá”

Khi nhân viên không đặt ra những câu hỏi cụ thể và giá trị, họ có nguy cơ không đạt được mục tiêu. Joellyn Sargent, chủ tịch của công ty BrandSprout, Mĩ, đưa ra lời khuyên: “ Nhân viên nên đặt ra câu hỏi cụ thể khi được giao nhiệm vụ và không nên thụ động chờ đợi sếp hướng dẫn. Những câu hỏi như “ Vấn đề cốt lõi cần giải quyết là gì?” hay “ Vấn đề sếp quan tâm nhất trong dự án này?” sẽ khám phá điều sếp đang thực sự mong đợi. Nếu nhân viên bỏ lỡ bước này khi bắt đầu công việc, họ sẽ không có thêm cơ hội và có thể gặp khó khăn để hoàn thành nó một cách xuất sắc.”

3. Kiểm soát cái tôi cá nhân

Cái tôi cá nhân quá lớn là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên dù rất thông minh và tài năng không thể phát huy hết khả năng của mình. “ Họ đóng cửa cơ hội phát triển riêng của mình bằng cách từ chối lời hướng dẫn từ cấp trên hoặc phản đối khi sếp nói làm thế nào để cải thiện các kĩ năng”, Sargent nói. Ông cũng khuyên các nhân viên:” Hãy lắng nghe những lời khuyên từ sếp và đồng nghiệp một cách tích cực. Nếu bạn nổi giận khi sếp sửa sai cho mình hoặc nghĩ rằng “ Anh/ chị ta còn không làm tốt bằng mình”, cái tôi cá nhân sẽ níu bạn lại phía sau.”

4. Hỏi bản thân bạn có thực sự yêu thích công việc

Và nếu không thích, hãy giải thích lí do. “ Khi đánh giá sự yêu thích của mình với công việc, đánh giá cảm xúc của bạn với sếp, tích cực hay tiêu cực, là bước đầu tiên để cải thiện sự thể hiện của bạn. Những cảm xúc tiêu cực về sếp, môi trường làm việc và trách nhiệm dẫn tới năng suất kém, hiệu quả công việc kém. Vì thế, thay đổi quan điểm sẽ cải thiện tình hình. Nhân viên có thể biết họ làm việc tốt hay không chỉ đơn giản bằng cách hỏi sếp. Trong tất cả các công ty, người quản lí sẽ đánh giá cao nỗ lực cải thiện khả năng của nhân viên và cho bạn câu trả lời chính xác dựa trên sự thể hiện của bạn,” Gimbell nói.

Ông còn đưa ra một số lời khuyên giúp nhân viên cải thiện khi làm việc dưới mức trung bình:

- Đặt ra mục tiêu từng ngày/ tuần/ tháng/ năm và lập một kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó.

- Lên lịch cho những cuộc họp thường kì với quản lí để thảo luận về quá trình, hiệu quả công việc của bạn.

- Tiếp tục đánh giá cảm xúc nghề nghiệp của bạn và cố gắng làm một điều mới mẻ mỗi ngày để làm việc tốt hơn.

Làm gì khi bạn ghét công việc của mình ở doanh nghiệp?

Hãy tìm cách để thử nghiệm sự lựa chọn mới của bạn. Bạn có thể nói chuyện với những người làm công việc và lĩnh vực mình đang hướng tới. Hãy hỏi cách họ đạt được công việc cũng

Trước tiên, bạn nên xem xét lại tình huống, phân tích mọi khía cạnh của sự việc trước khi đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

1. Đánh giá lại bản thân

Hãy tự mình giải đáp những câu hỏi sau: Giá trị của bạn là gì? Sức mạnh của như khả năng của bạn ra sao? Công việc hiện tại có điểm gì hấp dẫn bạn? Tại sao bạn lại bắt đầu chán ghét nó? Lập một danh sách để đánh giá lại bản thân mình. Bạn sẽ biết mình đang đứng ở đâu và cần làm gì tiếp theo.

2. Xác định mục tiêu

Hãy bắt đầu từ bức tranh toàn cảnh, xác định lĩnh vực và môi trường làm việc phù hợp với bạn nhất. Sau đó là vị trí hấp dẫn bạn. Liệu vị trí hiện tại có khiến bạn hài lòng hay bạn muốn vị trí cao hơn ở một công ty khác? Tiếp theo, hãy tìm kiếm các cơ hội để bạn có thể kiểm tra sự lựa chọn của mình. Bạn sẽ biết mục tiêu thực sự của mình và tìm mọi cách để đạt được chúng.

3. Thử nghiệm

Hãy tìm cách để thử nghiệm sự lựa chọn mới của bạn. Bạn có thể nói chuyện với những người làm công việc và lĩnh vực mình đang hướng tới. Hãy hỏi cách họ đạt được công việc cũng như những điểm khiến họ khác biệt. Bạn cũng có thể áp dụng một số thay đổi nhỏ ở công việc hiện tại để sáng tạo những điều mới mẻ. Nếu không có kết quả, hãy bắt đầu lại quá trình.

4. Đưa ra quyết định

Đã đến lúc đưa ra quyết định về sự nghiệp của bạn sau khi xác định lại bản thân và các yếu tố cần thiết. Xây dựng một chiến lược để chuyển đổi từ công việc hay vai trò bạn ghét tới những gì bạn thích. Hãy đưa ra quyết định dựa trên sự xem xét cẩn thận:

- Ai cũng có những điều thích và không thích, điều quan trọng là bạn được làm những gì khiến mình thực sự hạnh phúc. Nếu đã quá chán ghét công việc hiện tại và không thể tiếp tục chịu đựng nó, bạn có thể “nhảy việc” để được thoải mái làm những gì mình thích và phù hợp với bạn nhất.

- Liệu bạn có nhất thiết phải “ nhảy việc” trong khi công việc hiện tại mang lại một khoản thu nhập hàng tháng kha khá và một vị trí nhiều người mơ ước? Thêm nữa, thời đại kĩ thuật số ngày nay sẽ giúp bạn cải thiện tình hình. Bạn có thể vừa tiếp tục công việc hiện tại và vẫn có thể làm những những gì mình thích, dù rằng bạn sẽ vất vả hơn.

Tìm hiểu 8 lời khuyên trước khi lựa chọn công việc

Công việc nhiều khi không thể giải quyết hết trong giờ làm việc nhưng bạn vẫn vui vẻ “ôm” nó về nhà. Tất nhiên không để nó quá xáo trộn đến cuộc sống của bạn và mặc dù bạn không

1. Đó là công việc bạn luôn mong muốn

Bạn đang làm công việc mà bạn vẫn hằng mong muốn? Đây là công việc mà bạn có thể “nhìn” thấy bản thân mình trong tương lai và không có vấn đề gì với nó. Nếu bạn không hiểu bản thân bạn đang làm công việc gì thì công việc đó không dành cho bạn đâu.

2. Tìm thấy sự thú vị

Bạn có thấy công việc của bạn hấp dẫn và thú vị không? Ngay cả khi người khác cho rằng công việc đó thật nhàm chán thì bạn vẫn cứ yêu thích nó. Đó chính là công việc của bạn, công việc đó sẽ giúp bạn luôn cảm thấy vui vẻ và tâm huyết với nó hơn.

3. Cảm thấy thoải mái

Mặc dù công việc nhiều thách thức, cơ hội và đầy áp lực nhưng bạn vẫn thích điều đó bởi thực tế với bạn nó vẫn khá thoải mái? Với người khác không dễ chịu gì nhưng với bạn thì ngược lại, bạn biết rõ ràng cái mà mình đang làm. Công việc đó thích hợp với bạn đấy.

4. Bạn không thấy buồn chán

Bạn chưa bao giờ thấy công việc ấy buồn chán và không phải cố gắng kết thúc công việc ấy chỉ vì chán nản? Bạn thích tốc độ đều đều của nơi làm việc, bạn tìm thấy nhiều hứng thú suốt cả ngày? Công việc đó dành cho bạn.

5. Thấy thời gian trôi nhanh chóng

Đã bao giờ bạn thấy thời gian trôi nhanh thật là nhanh khi bạn luôn vui vẻ chưa? Hẳn nhiên là rồi phải không. Khi bạn bận rộn làm việc, thời gian cũng trôi nhanh như vậy đấy. Bạn nhìn đồng hồ và ngạc nhiên đã đến giờ phải về nhà rồi sao. Đó chính bởi sự say mê làm việc mà quên thời gian. Vậy tại sao bạn lại không tiếp tục sự nghiệp đam mê của mình chứ.

6. Bạn hài lòng với tiền lương của mình

Tất nhiên tiền lương là vấn đề gắn liền với bất kỳ công việc nào. Nhưng nếu bạn không hài lòng với tiền lương của mình thì có thể bạn không thích công việc đó. Bởi nếu bạn yêu thích công việc đó thì dù lương có thấp một chút cũng không sao, bạn vẫn thấy công việc đó có giá trị với bạn.

7. Bạn say mê cả làm việc ngoài giờ

Công việc nhiều khi không thể giải quyết hết trong giờ làm việc nhưng bạn vẫn vui vẻ “ôm” nó về nhà. Tất nhiên không để nó quá xáo trộn đến cuộc sống của bạn và mặc dù bạn không thích phải cật lực làm ngày làm đêm hay cả trong thời gian nghỉ ngơi cuối tuần nhưng bạn biết “tận hưởng” thời giờ để làm việc. Vậy thì hãy tiếp tục công việc yêu thích của mình đi nhé.

8. Đó là một môi trường thân thiện

Thật khó để tìm được một nơi làm việc có sự thân thiện như ý muốn. Nhưng nếu nơi bạn đang làm việc có môi trường như thế, mọi người học hỏi và thân thiện với nhau, công việc cũng suôn sẻ hơn rất nhiều. Vậy thì đừng từ bỏ công việc đó nhé. Một nơi làm việc tốt là một nơi bạn cảm nhận như đang được làm việc và công hiến trong một gia đình vậy.

Nếu những điều bạn nghĩ về công việc trái ngược với những điều trên và bản thân cũng nhận ra mình không thích việc đó. Bạn nên “săn tìm” một công việc khác theo đam mê của mình nhé. Công việc nên là điều mà bạn có thể hiểu và nhìn thấy tương lai của mình.

Những kỹ năng nghề nghiệp được yêu thích nhất ít người biết

Khoa học, y học và công trình ngày càng có được những thành tựu phát triển vĩ đại. Nhu cầu nguồn nhân tài về khoa học và số học là một thách thức của các ngành này trong tương lai.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hàng ngày cuộc sống và công việc chúng ta đều nảy sinh những vấn đề mang tính tổng hợp. Những người có khả năng phát hiện và nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả sẽ được trọng dụng trong các ngành nghề như: Kinh doanh, tư vấn quản lý, quản lý cộng đồng, khoa học, y học và lĩnh vực công trình.

2. Kỹ năng nghiệp vụ

Hiện nay mọi ngành nghề và lĩnh vực đều có sự góp sức của kỹ thuật. Công trình, thông tin, ô tô, giao thông, hàng không là các lĩnh vực có nhu cầu cao các chuyên gia về điện lực, điện tử và thiết bị máy móc để tiến hành lắp ráp, điều chỉnh và sửa chữa.

3. Kỹ năng giao tiếp

Tất cả các công ty đều không tránh được các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa nhân công. Sự thành công của công ty phần nhiều đến từ sự đoàn kết hợp sức từ toàn bộ tập thể công nhân viên công ty. Vì vậy, việc quản lý nhân lực, bộ phận nhân sự, bộ phận quản lý cần quan tâm, giải quyết và thỏa mãn các vấn đề của nhân viên trong phạm vi của mình.

4. Kỹ năng thiết kế phần mềm

Nếu bạn có khả năng xử lí và thiết kế các phần mềm IT thỏa mãn được vấn đề thiết yếu của công ty thì cơ hội công việc sẽ nâng cao hơn nhiều. Để làm được điều này nắm rõ các vấn đề của ngôn ngữ lập trình C++, Java,HTML, visual basic, Unix và SQL server.

5. Kỹ năng quản lý thông tin

Trong thời đại kinh tế thông tin hiện nay, nắm bắt và quản lý thông tin là điều kiện tối thiểu và cơ bản nhất. Chuyên viên phân tích hệ thống, nhân viên kỹ thuật thông tin, nhân viên quản lý số liệu hay kỹ sư thông tin sẽ là những ngành có cơ hội phát triển rất tốt.

6. Kỹ năng quản lý tài vụ

Cùng với sự kéo dài tuổi thọ, mỗi chúng ta cần suy xét đến việc lên kế hoạc đầu tư cho cuộc sống hiện tại và nguồn thu nhập sau khi về hưu. Vì vậy, nhu cầu về nhà đầu tư kinh tế, nhân viên giao dịch chứng khoán, nhà hoạch định chế độ hưu trí, kế toán sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.

7. Kỹ năng bồi dưỡng

Sự phát triển của công nghệ thông tin khiến việc phát sinh và thu thập số liệu cần thiết hơn bao giờ hết, Vì vậy, nhu cầu bồi dưỡng tài năng cho giáo dục, phục vụ cộng đồng, điều chỉnh quản lý và thương nghiệp ngày càng nâng cao.

8. Kỹ năng khao học và số học

Khoa học, y học và công trình ngày càng có được những thành tựu phát triển vĩ đại. Nhu cầu nguồn nhân tài về khoa học và số học là một thách thức của các ngành này trong tương lai.

9. Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ

Nắm bắt và thông thạo một ngoại ngữ là cơ hội giúp bạn tìm được công việc cần thiết. Những ngoại ngữ nổi bật hiện nay như: tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp và Đức.

10. Kỹ năng quản lý doanh nghiệp

Trong guồng quay phát triển kinh tế nhanh chóng hiện nay, người quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt phương pháp thiết thực điều hành doanh nghiệp hiệu quả là điều hết sức quan trọng.

Phương diện này cần những kỹ năng cơ bản như: quản lý nhân lực, quản lý hệ thống, quản lý tài nguyên và tài chính; ngoài ra cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Bí quyết duy trì khoảng cách trong công việc của bạn

Duy trì khoảng cách. Giữ khoảng cách thích hợp với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.

Mơ hồ khoảng cách với cấp trên!

Thành, 24 tuổi, thời gian làm việc 1 năm.

Khi mới đi làm cũng như nhiều nhân viên khác muốn hòa nhập với đồng nghiệp và cố gắng giữ khoảng cách với cấp trên. Thành cho rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ. Nhưng chưa hết 3 tháng thử việc anh đã bị cho nghỉ việc, bởi cấp trên cho rằng biểu hiện của anh quá bình thường. Không lâu sau anh tìm được một công việc mới, từ kinh nghiệm của việc làm trước, Thành thường xuyên tiếp cận sếp: giành ghế ngồi cạnh, chủ động báo cáo công việc… đồng nghiệp tỏ ra khinh miệt và xa lánh, càng bất ngờ hơn khi vô tình nghe được lời nhận xét của sếp cho rằng anh là người thích chơi trội!

Cách khắc phục: Bạn cần nhớ rằng, sếp là người đứng đầu của những nhân viên khác, vì vậy khi muốn tiếp cận họ hãy quan sát xem họ nhiệt tình với bạn không. Tính cách của sếp sẽ quyết định đến khoảng cách giữa bạn và họ. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người chỉ cần bạn không hổ thẹn với việc mình làm.

Phẫn nộ ! Bị người đồng nghiệp thân thiết nhất bán đứng!

Mai, 25 tuổi. Thời gian làm việc: 3 năm

Mai và Liễu cùng vào công ty và làm chung trong một bộ phận, quan hệ giữa hai người khá thân thiết. Mai rất tin tưởng bạn mình và kể mọi chuyên với Liễu, từ chuyện riêng tư đến công việc. Nhưng không ngờ rằng chính người bạn thân đã phản bội cô: khi người phụ trách bộ phân nghỉ việc, công ty đang xem xét lựa chọn giữa Mai và Liễu lên vị trí đó. Về mọi mặt cả hai khá đồng đều. Nhưng rốt cuộc, Liễu được thăng chức. Qua đồng nghiệp khác, Mai biết được Liễu đã báo cáo lên cấp trên sự bất mãn của Mai với công ty và lỗi cô mắc phải trong công việc.

Cách khắc phục: Trong công việc người có thể bán đứng bạn thưòng là người mà bạn cho là thân thiết và gần gũi nhất. Cần hiểu rằng, nhiều khi giữa đồng nghiệp là mối quan hệ cùng hợp tác và cả cạnh tranh; khi hai người có cùng mục tiêu, thì người bạn đó sẽ trở thành đối thủ của bạn; khi lợi ích giữa hai người bị đe dọa mối quan hệ đó có thể mất đi, vì vậy hãy duy trì một khoảng cách nhất định và biết giữ mồm miệng.

Làm khó! Khách hàng yêu cầu phân biệt rõ ràng

Nam, 27 tuổi. Thời gian làm việc: 5 năm.

Nam là nhân viên bán hàng, với anh duy trì mối quan hệ thân thiện với khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Với kinh nghiệm trong nghề, anh và một số khách hàng quan trọng có mối quan hệ thân mật như bạn bè. Điều này khiến đồng nghiệp hết sức ngưỡng mộ. Nhưng mọi người không biết rằng để duy trì mối quan hệ trên anh thường xuyên phải tốn vào các khoản chiêu đãi và cung cấp cho khách hàng quen điều kiện thuận lợi nhất định và lấy danh nghĩa của công ty cho các khoản gia tăng.

Cách khắc phục: Cùng chung lợi ích là điều kiện đầu tiên để bạn và khách hàng cùng trở thành những người bạn, và lợi ích này thường xuyên phát sinh sự xung đột. Vì vậy, khách hàng khó có thể trở thành một người bạn theo đúng nghĩa. Biết giữ khoảng cách nhất đinh giữa quan hệ làm việc và tình cảm, kiên quyết không vi phạm nguyên tắc làm việc là tiền đề duy trì quan hệ bình đẳng cùng có lợi giữ bạn và khách hàng.

Những điểm cần chú ý trong quan hệ công việc:

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong công việc không chỉ là vấn đề khoảng cách, mà còn là:

- Xác định rõ vai trò của mình. Vai trò thường đi kèm trách nhiệm, quyết định đến lập trường và cách xử lí công việc của bạn.

- Tôn trọng lẫn nhau. Muốn được người khác tôn trọng trước hết bạn cần biết tôn trọng đối phương, cả vấn đề riêng tư và thành quả công việc.

- Tuân theo nguyên tắc. Mỗi trò chơi đều có nguyên tắc qui định riêng và công việc cũng không ngoại lệ.

- Quan niệm của số đông. Nảy sinh mâu thuẫn với đồng nghiệp cần đứng ở góc độ toàn cục xem xét vấn đề, hãy nhẫn nại và biết khoan dung.

- Duy trì khoảng cách. Giữ khoảng cách thích hợp với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.

Khoảng cách thích hợp nhất trong công việc

0.5m-1m: Đây là khoảng cách khi giao tiếp với đồng nghiệp, mức độ này mang đến cảm giác thân thiết và gần gũi giữa hai bên.

1.5m: Là khoảng cách giữa lãnh đạo và cấp dưới, mức độ này có thể gia tăng sự uy nghiêm của cấp trên mà vẫn giữ được cảm giác gần gũi.

3m: Khi bạn báo cáo công việc với cấp trên khoảng cách này hoàn toàn thích hợp, cho thấy sự tôn trọng của bạn.

3m-3.5m: Là khoảng cách giữa doanh nghiệp, nhân vật quan trọng của quốc gia, hội nghị được tính giữa khoảng cách bàn. Mức độ này đảm bảo không khí quan trọng, trang nghiêm, đồng thời vẫn có được không gian thoải mái cho hai bên.

4m: Khi phỏng vấn đây là lựa chọn khá phù hợp, vừa có được sự chính thức, quan trọng lại không ảnh hưởng đến độ rõ ràng khi bạn trả lời, đồng thời giúp bạn có thể giao lưu ánh nhìn với nhà tuyển dụng.

“Bẫy chán việc” và bí quyết lấy lại “phong độ” trong việc làm

Với vị trí là trợ lý cho sếp tổng, bạn đã từng tự hào và yêu thích công việc đa dạng với tốc độ nahnh của mình. Rồi bỗng một ngày bạn dường như đánh mất nhiệt huyết ban đầu và không

Thực chất, việc duy trì cảm hứng trong công việc là thách thức không nhỏ cho các nhân viên. Phân tích ba tình huống thường gặp sau sẽ giúp bạn lấy lại đấu trí và phong độ ngay lập tức.

1. Bẫy thứ nhất: Kiệt sức

Tình hình kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt giữa các nhân viên gần như vắt kiệt sức bạn. “Làm nhiều hơn yêu cầu” đã trở thành tôn chỉ của bạn và đồng nghiệp. Bạn bị cuốn vào vòng xoáy làm thêm giờ, nhận thêm việc và đòi hỏi ít phúc lợi hơn. Có thể lúc đầu bạn thấy mình dồi dào năng lượng và có thể đảm nhận tất cả, nhưng dần dần bạn bắt đầu “thở dốc” – chỉ một bước hụt chân so với đồng nghiệp cũng khiến bạn cảm thấy mình kiệt sức và thất vọng kinh khủng.

Thay vì cứ ôm đồm công việc đến nỗi chán ghét chúng, hãy chia sẻ với đồng nghiệp và sếp. Bản thân việc trò chuyện có thế giúp bạn trút đi mệt mỏi và đôi khi bạn còn học hỏi được cách thức giải quyết công việc hiệu quả từ đồng nghiệp. Phản hồi với sếp có thể giúp sếp thông hiểu tình trạng của nhân viên, từ đó sắp lại thứ tự ưu tiên hoặc phân công lại công việc.

2. Bẫy thứ hai: Công việc chẳng đi tới đâu

Bạn đã trụ khá lâu ở một vị trí mà chưa được cất nhắc. Bạn nghĩ mình đã có những đóng góp đáng kể nhưng đồng nghiệp thì từng người một thăng tiến mà bạn thì chưa được đoái hoài đến.

Trong tình huống này, bạn nên tự đánh giá lại bản thân để có thể hiểu thấu đáo đâu là những tảng đá đang cản đường thăng tiến của bạn. Bạn có thể tự đặt các câu hỏi như: những thành tích mà bạn đạt được có thật sự nổi trội và được sếp biết đến? Bạn đã trang bị đầy đủ kỹ năng để đón nhận thêm trách nhiệm? Sếp đã có lần nói xa gần chuyện thăng tiến của bạn? Có được các câu trả lời cho những khúc mắc trên sẽ giúp bạn vạch ra hướng đi hiệu quả hơn trong thời gian tới. Bạn cũng có thể bày tỏ với sếp và lắng nghe nhận xét, phân tích cũng như lời khuyên từ sếp.

3. Bẫy thứ ba: Cảm hứng biến mất

Với vị trí là trợ lý cho sếp tổng, bạn đã từng tự hào và yêu thích công việc đa dạng với tốc độ nahnh của mình. Rồi bỗng một ngày bạn dường như đánh mất nhiệt huyết ban đầu và không còn cảm thấy hứng thú với những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày.

Để khởi động lại, bạn hãy liệt kê danh sách những lĩnh vực mà bạn hài lòng với biểu hiện của mình nhất và đem lại sự thỏa mãn cho bạn nhiều nhất. Ví dụ, nếu bạn thích tổ chức sự kiện, hãy chú ý ứng dụng kỹ năng này như tham gia tổ chức các sự kiện của công ty. Những việc tình nguyện này sẽ giúp bạn thể hiện năng lực, mở rộng kinh nghiệm, đồng thời lấy lại nhiệt huyết. Tham gia các tình huống mới và thú vị sẽ giúp mỗi ngày tại công sở luôn là những thử nghiệm mới.

Chán việc chưa hẳn đã là cảm giác tiêu cực vì đó có thể là dấu hiệu giúp bạn thay đổi tích cực để có được sự hài lòng hơn nữa trong công việc. Đừng để lọt chân vào những bẫy chán việc này, bạn nhé.

Để sếp thấy được tầm quan trọng của bạn trong doanh nghiệp

Trước khi bạn đi nghỉ dài hay nghỉ cuối tuần, cố gắng làm cho sự vắng mặt của bạn không tạo ra một khoảng trống và đảm bảo sếp biết điều đó. Chú ý tới mọi thứ bạn có thể làm trước

Nhưng có một người có thể sẽ gặp khó khăn trong công việc nếu thiếu bạn, đó là sếp. Vậy phải làm gì để chứng tỏ điều đó?

Khi nghĩ về sự cần thiết của mình với công việc hàng ngày của sếp, bạn nên hỏi bản thân rằng đó là điều tích cực hay tiêu cực. Liệu bạn được coi trọng  vì tài năng của mình hay vì bạn luôn sẵn sàng đảm nhận mọi thứ trong công việc hàng ngày, kể cả chấp nhận là người làm việc vặt? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi bị lợi dụng trong công việc trong khi bản thân luôn mong muốn được mọi người tin tưởng. Do đó, dù làm gì, hãy đảm bảo rằng sếp biết được chúng bởi sẽ không ai tiến cử bạn nếu không ai biết bạn đã làm được những gì.

Dưới đây là một số “ mẹo” nhỏ để sếp nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của bạn:

1. Ghi chép những nhiệm vụ của bạn

Bạn có thể nghĩ rằng mình quá bận rộn với công việc hàng ngày, lấy đâu thời gian để ghi chép lại những gì đã làm. Nhưng chỉ vài phút ghi chép lại những nhiệm vụ của mình mỗi ngày, nó sẽ mang đến cho bạn nhiều thuận lợi. Trước tiên, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi viết sơ yếu lí lịch. Ngoài ra, nếu sếp muốn giao cho bạn nhiều việc hơn, bạn có thể nhanh chóng liệt kê những trách nhiệm hiện tại của mình để sếp biết rằng bạn bận rộn ra sao. Nếu bạn nói “ Có” với yêu cầu của sếp, hãy hỏi sếp cách ưu tiên cho những nhiệm vụ của bạn. Sếp có thể ngạc nhiên trước lịch làm việc đầy kín của bạn mà trước đây cô/ anh ấy không để ý tới.

2. Hoàn thành công việc đúng thời hạn

Nếu sếp hỏi bạn đang làm gì, đừng ngại ngần giải thích những nhiệm vụ mới nhất của mình. Bạn không cần phải phàn nàn và kêu ca về tất cả công việc mình đã làm, chỉ cần đề cập ngắn gọn việc bạn đang làm, việc bạn vừa hoàn thành và dự án tiếp theo. Đôi khi sếp không nhận ra nhân viên của mình đang làm việc ra sao và sẽ đánh giá cao nếu nhân viên biết cách làm việc và hoàn thành công việc đúng lịch trình.

3. Cố gắng duy trì mọi việc theo trật tự

Trước khi bạn đi nghỉ dài hay nghỉ cuối tuần, cố gắng làm cho sự vắng mặt của bạn không tạo ra một khoảng trống và đảm bảo sếp biết điều đó. Chú ý tới mọi thứ bạn có thể làm trước khi đi nghỉ và cho sếp biết bạn đã sắp xếp cho sự vắng mặt của mình sao cho không gây ra bất cứ sự thay đổi nào ở mức tối đa. Bạn có thể đưa cho cô/ anh ấy một bản tóm tắt về các bước bạn đã làm và để lại thông tin liên lạc trong trường hợp có việc khẩn cấp.

4. Không cần hỏi sếp bạn nên làm gì

Bạn có thể đã nghe ai đó nói: “ Hãy mang tới giải pháp chứ không phải rắc rối cho sếp”. Đừng đặt ra cho sếp những câu hỏi như “ Tôi nên làm thế này hay thế kia?”, “ Vấn đề này cần được thực hiện ra sao?”, “ Sếp có thể kiểm tra việc này cho tôi không?”… Những câu hỏi vụn vặt như vậy sẽ khiến sếp càng thêm đau đầu giữa đống công việc bộn bề. Hãy tự mình tìm cách giải quyết vấn đề và thông báo kết quả cho sếp khi hoàn thành. Bạn có thể xin lời khuyên của sếp khi thực sự cần thiết. Theo cách đó, bạn thể hiện sự chủ động và sáng tạo – những phẩm chất được sếp coi trọng ở nhân viên.

Khám phá 10 cách thiết kế góc làm việc để giảm stress

Những gì về tự nhiên là một liệu pháp hiệu quả để trị stress. Chỉ cần một bình hoa tươi ở góc bàn làm việc hay thậm chí hình ảnh thác nước, bờ biển ở màn hình máy tính, văn phòng

Theo các nhà nghiên cứu, cách bạn thiết kế, sắp xếp và sử dụng góc làm việc (hoặc văn phòng riêng) có thể tác động lớn tới lượng stress bạn cảm thấy trong cuộc sống công sở hàng ngày. Dưới đây là một số cách làm đơn giản để thiết kế góc làm việc của bạn, từ đó xua tan dần căng thẳng, mệt mỏi trong bạn:

1. Đặt mọi thứ đúng chỗ

Sử dụng hàng giờ tìm kiếm một tài liệu quan trọng đủ để khiến mức độ căng thẳng tăng lên tức thì. Hãy làm giảm stress bằng cách đặt mọi thứ ở đúng chỗ của chúng. Bạn có thể đầu tư một kệ tài liệu để sắp xếp những tài liệu quan trọng. Như vậy, bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy những gì mình cần.

2. Nghe một chút nhạc du dương

Âm nhạc bao quanh có ảnh hưởng lớn tới tâm trạng và mức độ căng thẳng của bạn. Hãy chọn một CD nhạc cổ điển yêu thích và bật nhỏ volume hoặc đeo tai nghe để tránh làm phiền đồng nghiệp. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự thư thái mà âm nhạc yêu thích có thể mang đến cho bạn.

3. Sử dụng ánh sáng nhẹ

Ánh sáng huỳnh quang được sử dụng ở nhiều văn phòng hiện nay có thể quá chói và khiến một số người đau đầu. Thay vào đó, bạn nên chọn đèn có ánh sáng nhẹ và đèn bàn cho góc làm việc của mình.

4. Mang tới cảm giác của gia đình

Hãy trang trí xung quanh góc làm việc của bạn bằng những vật thân thuộc và thoải mái, như ảnh người bạn yêu thương, ảnh từ kì nghỉ gần nhất hay bức tranh ngộ nghĩnh do con bạn vẽ. Một chút cảm giác của gia đình ở công sở nhắc nhở lí do bạn làm việc chăm chỉ và giúp bạn bớt căng thẳng hơn.

5. Xua tan sự bừa bộn

Văn phòng giúp bạn làm việc hiệu quả là văn phòng không có stress. Trong khi đó, lộn xộn là một kẻ thù của sự hiệu quả. Do đó, bạn cần dành thời gian để dọn dẹp văn phòng của mình. Một văn phòng sạch sẽ, ngăn nắp giúp bạn dễ dàng tìm thấy những gì mình cần, và từ đó, mức độ stress cũng giảm xuống.

6. Chọn màu sắc tường nhẹ nhàng

Màu sắc của văn phòng có ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của bạn. Do đó, nếu được phép, hãy sơn hoặc dán giấy tường màu phấn mềm mại thay vì màu trắng cổ điển như ở nhiều công ty hiện nay.

7. Trang trí nghệ thuật

Treo một bức tranh yêu thích trong văn phòng có thể tạo cảm hứng cũng như giải tỏa stress. Dù chọn chân dung của một nhà kinh doanh mình ngưỡng mộ hay bức tranh phong cảnh, bạn đã mang tới nét hấp dẫn và vẻ đẹp cho góc làm việc của mình, đồng thời tinh thần của bạn cũng sẽ thoải mái hơn.

8. Thêm yếu tố tự nhiên

Những gì về tự nhiên là một liệu pháp hiệu quả để trị stress. Chỉ cần một bình hoa tươi ở góc bàn làm việc hay thậm chí hình ảnh thác nước, bờ biển ở màn hình máy tính, văn phòng của bạn sẽ mang màu sắc tươi sáng hơn.

9. Chọn đồ đạc thoải mái

Khi chọn đồ dùng cho văn phòng, hãy ưu tiên cho sự thoái mải, chứ không phải vẻ ngoài của chúng. Có thể bạn là người có vị trí cao trong công ty và muốn gây ấn tượng với những người ghé qua bằng đồ đạc hào nhoáng. Nhưng hãy nhớ rằng bạn sẽ dành nhiều thời gian ở văn phòng của mình và bạn cần sự thoải mái. Do đó, hãy ưu tiên cho một chiếc ghế thoải mái thay vì một chiếc ghế cầu kì nhưng khiến bạn đau lưng khi ngồi lâu.

10. Thiết kế tối ưu hóa

Bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn khi làm việc trong môi trường dễ chịu và thân thuộc, từ máy móc thiết bị cần thiết tới đồ trang trí. Do đó, hãy chú ý thiết kế góc làm việc tối ưu hóa, mang tới sự tiện nghi và thoải mái nhất cho bạn.

Ứng xử khi bị “ ăn mắng” như thế nào?

Khi cấp trên lớn tiếng, thật khó để bạn có thể giải quyết bằng lí trí. Nhưng nếu phản ứng lại một cách gay gắt sau khi bị sếp mắng mỏ, bạn có thể phải đánh đổi bằng công việc của mình.

“Có hàng đống lí do khiến mọi người quát mắng nơi công sở, như do tức giận, căng thẳng, thất vọng, tính sĩ diện cá nhân, thiếu ngôn từ chuyên nghiệp…”, Chris Posti, chủ tịch của công ty tư vấn nhân sự Posti và Cộng sự, giải thích. Và ông đưa ra lời khuyên cho những người rơi vào tình huống này: “ Nếu không may rơi vào trường hợp như vậy, cái giá cho những phản ứng của bạn có thể phụ thuộc vào người lớn tiếng với bạn. Nhưng cho dù vấn đề là gì, bước đầu tiên cần làm là luôn duy trì sự bình tĩnh.”

Cụ thể hơn, các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra một số lời khuyên giúp bạn ứng xử khi bị khách hàng, đồng nghiệp và sếp mắng:

Đối với khách hàng

Nếu khách hàng lớn tiếng trong khi bạn đang cố gắng giúp đỡ anh/ cô ấy, bạn có thể chần chừ không biết cách phản ứng và thấy khó chịu. Nhưng điều cần làm là chú ý lắng nghe những điều khách hàng muốn nói, như lắng nghe một người góp ý về sản phẩm hay công ty bạn. Posti đưa ra lời khuyên: “ Hãy cố gắng thấu hiểu tình huống từ quan điểm của khách hàng dù bạn bị đối xử tồi tệ ra sao bởi đó là cách thể hiện sự chuyên nghiệp.”

Jonar Nader, tác giả cuốn sách “ How to lose friends and Infuriate your boss”, góp ý thêm: “ Phản ứng lại là điều không nên. Một khách hàng nóng tính sẽ không lắng nghe những gì bạn nói nên tốt nhất hãy để họ trút hết cơn giận của mình”. Nếu phản ứng lại một cách tiêu cực, khách hàng sẽ càng giận dữ hơn và có nguy cơ dẫn tới một cuộc cãi vã lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu tới bạn và công ty. Còn nếu khách hàng vẫn không hài lòng, có lẽ đã đến lúc người quản lí của bạn vào cuộc.

Đối với đồng nghiệp

Bị những người làm việc cùng mình hàng ngày lớn tiếng mắng mỏ có thể là điều khó chấp nhận. Nhưng hãy nhớ một cuộc tranh cãi với đồng nghiệp có thể gây ra hậu quả trong dài hạn. Vì vậy, bạn cần khéo léo ứng xử để mọi chuyện kết thúc trong hòa bình. Thay vì phản ứng lại ngay lập tức, hãy chờ cho tới khi đồng nghiệp của bạn bình tĩnh. Matt Angello, chuyên gia của tập đoàn tư vấn Bright Tree, nói: “ Hãy gặp họ sau khi tình huống đã nguội, tất nhiên không thể bỏ qua nó”.

Hãy bình tĩnh nói với họ rằng bạn mong muốn được làm việc trong môi trường mọi người tôn trọng lẫn nhau nên bạn không đánh giá cao hành động thiếu chuyên nghiệp của đồng nghiệp và rằng mâu thuẫn giữa 2 bên cần được giải quyết triệt để theo cách nhẹ nhàng hơn.

Alexander Kjerulf, tác giả cuốn sách Happy hour is 9 to 5, bổ sung thêm “ Sau khi nói lên suy nghĩ của mình, hãy cố gắng xây dựng lại mối quan hệ với đồng nghiệp. Dù có mất thời gian, bỏ qua mâu thuẫn và tiếp tục đồng hành cùng nhau sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong công việc.

Đối với sếp

Khi cấp trên lớn tiếng, thật khó để bạn có thể giải quyết bằng lí trí. Nhưng nếu phản ứng lại một cách gay gắt sau khi bị sếp mắng mỏ, bạn có thể phải đánh đổi bằng công việc của mình. Hãy bình tĩnh tìm cách kiểm soát vấn đề trước khi đưa ra quyết định.

Trước tiên, hãy xem xét lại bản thân mình. Nader nói: “ Bạn nghĩ rằng sếp vô cớ hét lên với mình vì những điều nhỏ nhặt nhưng có thể những sai lầm nhỏ đó có thể gây ra hậu quả lớn và sếp to tiếng để bạn nhận thức được vấn đề một cách nghiêm túc. Hãy cân nhắc kĩ trước khi thực hiện một cuộc nói chuyện với sếp. Nói với sếp rằng bạn đã nhận thức được vấn đề và bạn mong sếp sẽ có cách tiếp cận khác hơn là to tiếng với nhân viên trước mặt mọi người. Nếu tai nạn đó chỉ xảy ra một lần, tốt nhất là hãy để sếp trút hết bực dọc.  Tuy nhiên, nếu bạn liên tục cảm thấy liên tục bị mắng mỏ, có thể đã đến lúc thay đổi công việc hoặc tới phòng nhân sự.

Nader kết luận: “ Quan trọng hơn, hãy coi đây là kinh nghiệm học hỏi. Mọi việc đều mang đến cho chúng ta một bài học gì đó. Một sếp bất lịch sự dạy bạn cách không nên cư xử với mọi người.”

Để nhân viên không sốc khi bị sa thải trong doanh nghiệp

Chắc chắn là để tránh phải sa thải nhân viên thì ngay từ đầu đã tuyển dụng những nhân viên giỏi.


Sa thải nhân viên không bao giờ là việc dễ dàng. Đôi khi những nhân viên tồi cần phải đi, nhưng luôn có cách nên và không nên làm để tống họ ra khỏi công ty.


Là một vị sếp, bạn cần phải để cho nhân viên biết bạn mong đợi gì từ họ, và vẫn thường xuyên mang lại phản hồi cho họ. Làm thế thì những người không thể tiến bộ sẽ không bị sốc khi bị tống ra khỏi công ty.



1. Không nên: Làm cho nhân viên bị sốc


Những nhân viên không hiệu quả và có thái độ thiếu tích cực cũng phải ra đi. Thái độ tồi của họ có thể lan rộng ra toàn bộ môi trường làm việc. Bạn không nên quá lo rằng mình đã quá mạnh tay hoặc quá tàn nhẫn khi việc sa thải nhân viên thiếu tích cực đó là cần thiết.


2. Không nên: Lo lắng mình mạnh tay quá


Một cuộc nói chuyện với nhân viên bị sa thải sẽ cho bạn cơ hội để tìm cách cải thiện lịch trình làm việc, thực tiễn quản lý và các nỗ lực đào tạo. Nó cũng là cơ hội để nhân viên bị sa thải được đóng góp ý kiến trước khi rời tổ chức.


3. Nên: Trò chuyện trước khi nhân viên đi



 Khi nhân viên không còn là một thành viên hiệu quả trong nhóm hoặc tệ hơn, trở thành một gánh nặng, thì đến lúc cần phải xem xét việc sa thải. Cứ kệ mọi thứ để tránh phải đương đầu thì sẽ chỉ làm cho vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn thôi. Hãy công bằng nhưng vẫn quyết đoán.



4. Không nên: Chần chừ để vấn đề vẫn tồn tại


Chắc chắn là để tránh phải sa thải nhân viên thì ngay từ đầu đã tuyển dụng những nhân viên giỏi.


5. Nên: Thuê những nhân viên giỏi



Dù bạn có nỗ lực góp ý thế nào thì một số nhân viên vẫn là những người vô tích sự. Không sa thải nhân viên vì những lí do cá nhân, không liên quan đến công việc nhưng những kẻ thường xuyên đến muộn, ra ngoài quá giờ, về sớm, và chẳng có đóng góp gì cho công ty thì chẳng nên giữ lại làm gì.



6. Không nên: tiến hành một cách cá nhân.


Luôn xem ai là người làm việc và ai không làm sẽ giúp cho các quyết định khách quan hơn. Một bản báo cáo chi tiết cũng có thể là thứ để bào chữa cho bạn khi nhân viên bị sa thải phàn nàn rằng họ bị đối xử không công bằng.

Quản lý nhân viên làm việc bán thời gian như thế nào?

Giúp các nhân viên làm việc bán thời gian vượt qua cảm giác bị cách ly với tổ chức. Nếu các nhân viên, bất kể là nhân viên làm việc bán thời gian hay tòan thời gian, cảm thấy bị cách ly,

Thế nhưng, việc thay đổi nhân sự thường xuyên, dù là nhân sự làm việc toàn thời gian hay bán thời gian, đều gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp: công việc bị đình trệ, các nhân viên mới không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chất lượng dịch vụ xuống cấp, doanh nghiệp bị mất khách hàng…


Dưới đây là những bí quyết để sử dụng có hiệu quả các nhân viên làm việc bán thời gian và giữ họ làm việc lâu dài với doanh nghiệp…


Hiểu được chính sách của doanh nghiệp. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên đối với bất kỳ một nhà quản lý nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhà quản lý phải hiểu rõ được tất cả các quyền lợi của các nhân viên làm việc bán thời gian. Doanh nghiệp đang dành cho họ những lợi ích nào? Họ được nghỉ phép bao nhiêu ngày trong năm? Doanh nghiệp có tuân thủ theo luật lao động hiện hành về các chế độ bồi thường và đối xử công bằng với các nhân viên làm việc bán thời gian hay không?


Khuyến khích nhân viên làm việc bán thời gian đưa ra những đề xuất. Không nên nghĩ rằng các nhân viên làm việc bán thời gian chỉ là những người phụ và vì làm việc bán thời gian nên họ chỉ làm đúng những công việc được giao, không cần phải sáng tạo. Nhưng nên nhớ rằng một nhân viên làm việc bán thời gian cũng có đầy đủ sự nhiệt tình và có nhiều khả năng như một nhân viên làm việc tòan thời gian. Vấn đề là nhà quản lý có biết cách khơi dậy sự nhiệt tình và khả năng tiềm ẩn của họ không. Hãy khuyến khích các nhân viên làm việc bán thời gian đưa ra các ý kiến, các đề xuất. Nên công nhận và khen thưởng họ đúng lúc khi họ có những đề xuất tốt và đối xử với họ như những nhân viên làm việc tòan thời gian.


Bố trí nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp nhân viên làm việc bán thời gian. Những người đi trước luôn có thể trở thành những người thầy, người hướng nghiệp rất hữu ích đối với các nhân viên mới, bất kể là nhân viên làm việc tòan thời gian hay bán thời gian. Người hướng nghiệp cho một nhân viên làm việc bán thời gian tốt nhất cũng là một nhân viên làm việc bán thời gian. Việc bố trí một người hướng nghiệp làm việc sát cánh với một nhân viên làm việc bán thời gian sẽ nói lên hai điều. Thứ nhất, doanh nghiệp thật sự quan tâm đến sự tiến bộ của các nhân viên làm việc bán thời gian (ở cương vị là người hướng nghiệp) cũng là những người có khả năng đóng góp ngang bằng với các nhân viên làm việc tòan thời gian.


Tạo điều kiện cho các nhân viên làm việc bán thời gian tham gia các chương trình đào tạo và phát triển của doanh nghiệp. Các nhân viên làm việc bán thời gian cũng cần được đào tạo, phát triển đầy đủ như những nhân viên làm việc tòan thời gian. Hãy tạo cơ hội cho họ được phát triển đầy đủ các kỹ năng, hiểu biết chuyên môn để phát huy tối đa hiệu quả làm việc.


Dành thời gian trò chuyện và lắng nghe các nhân viên. Thời gian mà các nhân viên làm việc bán thời gian ở trong văn phòng không nhiều so với các nhân viên làm việc tòan thời gian. Vì vậy, nhà quản lý nên tranh thủ thường xuyên giữ liên lạc, trò chuyện với họ và tìm hiểu những tiến triển của họ trong công việc, các khó khó khăn mà họ đang phải đối diện và kiểm tra xem họ có cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhà quản lý không.


Giúp các nhân viên làm việc bán thời gian vượt qua cảm giác bị cách ly với tổ chức. Nếu các nhân viên, bất kể là nhân viên làm việc bán thời gian hay tòan thời gian, cảm thấy bị cách ly, tách rời khỏi tổ chức, họ sẽ làm việc thiếu động cơ và sự nhiệt tình, dẫn đến hiệu quả làm việc thấp. Do đó, các nhân viên bán thời gian cần có cơ hội được quen biết, giao lưu với tất cả các thành viên của doanh nghiệp và được cập nhật tất cả những diễn biến đang xảy ra ở doanh nghiệp. Nên mời họ tham gia tất cả các sự kiện do doanh nghiệp tổ chức hay tài trợ, như các buổi tiệc họp mặt vào các dịp lễ, các hoạt động xã hội.


Xem xét lại cơ cấu tổ chức và các thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Việc quản lý các nhân viên làm việc bán thời gian sẽ khó khăn nếu doanh nghiệp chưa có một quy định, chính sách nào dành cho đối tượng này. Vì vậy, khi sử dụng các nhân viên bán thời gian, việc trước tiên mà nhà quản lý cần phải làm là xem xét lại cơ cấu tổ chức và các thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Hãy kiểm tra xem các chính sách hiện tại của doanh nghiệp có tương thích và áp dụng được cho các nhân viên làm việc bán thời gian không. Nếu không, hãy đề xuất xây dựng những chuẩn mực để quản lý nguồn nhân lực đặc biệt này.

Học và vị thế cạnh tranh trên thương trường

Tính trung bình kể từ ngày thành lập, mỗi tháng có 300 phương án sữa chữa được trao đổi trên mạng Eurêka. Điều đó đã tiết kiệm được cho Xerox thời gian lao động và phụ tùng

Và điều quan trọng hơn là học cách đưa chúng vào cuộc sống hằng ngày. Chỉ có óc thực tiễn, tài năng biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo từ những điều đã học, áp dụng những kinh nghiệm đã tiếp thu vào đúng chỗ, đúng lúc, đúng thời cơ, đúng hoàn cảnh, mới giúp chúng ta chiến thắng trong cuộc chạy đua này.


Doanh nhân và nhân viên cùng học


Khi làm việc, trao đổi với một số CEO, đôi khi chúng ta nghe những câu nói đại lọai như sau: “Tôi bận lắm, tôi không có thời gian, công việc của tôi nhiều quá…”. Một lần, tôi gởi cho một người bạn (giám đốc một công ty nhỏ) giấy mời tham dự hội thảo và khuyên chân tình: “Tham gia các buổi toạ đàm, hội thảo, anh sẽ tiếp nhận nhiều cái hay đó. Trong một lần tham dự, anh chỉ tâm đắt một điều và áp dụng như thế là đủ. Nó cũng giống như việc “đập xương lấy tỉ”. Tôi nhận được câu trả lời: “Ai giải quyết công việc cho tôi để đến dự các buổi đó”. Rồi tôi tìm mọi cách kéo anh tham gia các buổi hội thảo như vậy, sau 3 lần tham dự, anh nói với tôi: “Nghe lời cậu, tôi bỏ ra 3 buổi, quả thật, tôi tiết kiệm được hàng chục buổi sau này. Đầu tư thời gian cho việc học như thế này sinh lợi đấy”.


May mắn được tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ với CEO thành công của các công ty Việt Nam (được bình chọn bởi các tổ chức có uy tín), tôi luôn nghe được những câu nói na ná như sau: “Sáng hôm nay tới làm việc với khách hàng, tôi học được một điều rất hay. Tối kia uống cà phê, người bạn gần 2 tháng nay không gặp chia sẻ một kinh nghiệm quản lý rất quí. Ngày… tháng, đến dự một hội thảo, vị giáo sư A trình bày một vấn đề rất mới và mình đang nghiên cứu áp dụng. Và chiều nay, mình lại đi học…”.


Khi đến Việt Nam, trước câu hỏi của các phóng viên: “Tại sao ông lại bỏ học đại học”, Bill Gates đã trả lời: “Tôi không học đại học, chứ không phải bỏ học”. Cả cuộc đời của ông luôn dành cho việc học. Jack Welk từ khi đặt chân vào GE cho đến lúc về hưu, luôn theo đổi sự học… Tìm hiểu, nghiên cứu về các CEO thành công nhất của thế giới và Việt Nam, chúng ta thấy có một điểm chung: họ xem việc học như là bữa cơm hàng ngày.


Người xưa có câu: “Kính lão đắc thọ”. “Lão” theo nghĩa đen chính là người lớn tuổi, còn theo nghĩa bóng đó chính là sự khôn ngoan và kinh nghiệm. Khi chúng ta “kính lão”, theo tôi chính là chúng ta phải biết luôn tự vun đắp, trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm từ người đi trước, từ sách vở và từ thực tiễn cuộc sống cho bản thân, có như vậy, chúng ta mới đắc được thọ, mới có được sự khôn ngoan, sự hiểu biết nhanh hơn và cao hơn rất nhiều so với sự khôn ngoan, hiểu biết mà ở tuổi đời thực của mình thu nhận được. Như vậy, “kính lão đắc thọ” đã hàm chứa lời khuyên sâu xa: “học tập suốt đời”. Học càng nhiều, càng phát hiện ra sự thiếu hiểu biết của mình.


Học không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp, mà còn học từ nhiều nguồn: sách vở, báo chí, internet, tham gia hội thảo, nghe báo cáo chuyên đề, tham quan... đặc biệt là từ những người bạn, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào, bằng mọi phương tiện nếu có thể. Bên cạnh đó, chúng ta phải đề cao việc học cách áp dụng, lôi cuốn mọi người xung quanh cùng học, biến công ty thành tổ chức học tập.


Trong 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, định nghĩa nhân viên ưu tú là nhân viên có năng lực học tập cao. Chỉ có nhân viên có năng lực học tập cao mới không ngừng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, và là nhân viên không thể thiếu của doanh nghiệp.Tần số chữ “học” xuất hiện rất thường xuyên trong lời nói của họ, và học hình như đã trở thành bản sắc văn hoá.


Tại Microsoft, Bill Gates đã tạo ra một công ty có tính học hỏi cao. Tổng hành dinh của công ty tại Redmond, Washington được tổ chức đúng phong cách của một trường đại học, thậm chí còn đặt tên Khuôn viên đại học (Microsoft Campus).


Học và vị thế cạnh tranh


T. Woolf  C. Roth đã nói: “Trong kinh doanh, vốn liếng không phải là quan trọng nhất. Kinh nghiệm cũng không phải nốt. Hai thứ đó người ta đều có thể có được không sớm thì muộn. Cái quan trọng là những ý tưởng”. Năng lực cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp là sáng tạo, mà sáng tạo không thể tách rời với học tập. Sức sáng tạo có thể được nâng cao qua học tập và rèn luyện.


Sức sáng tạo của doanh nghiệp bắt đầu từ sức sáng tạo của nhân viên. Học tập tốt, để thông qua đó mà nâng cao khả năng tưởng tượng, phân tích, tổng hợp và sáng tạo. Doanh nghiệp nào lấy học tập làm nền tảng, xây dựng được bản sắc văn hóa học, doanh nghiệp đó tràn đầy sáng tạo và sức sống. Thông qua học tập, nhân viên chịu khó suy nghĩ hơn trong công việc, giỏi nắm bắt những vấn đề mới, nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng mới và kỹ thuật mới. Như vậy đảm bảo doanh nghiệp giữ được ưu thế trong cạnh tranh khốc liệt.


Peter Drucker – cây cổ thụ về quản lý – đã nói: “Ưu thế cạnh tranh lâu dài duy nhất của doanh nghiệp chính là có được năng lực học tập nhanh hơn đối thủ cạnh tranh”. Những doanh nghiệp thành công nhất của thế kỷ 21 sẽ là những công ty xây dựng nền móng trên tổ chức mô hình học tập. Trong nền kinh tế lấy tri thức làm chủ đạo, trong các doanh nghiệp hiện đại theo mô hình tập trung tri thức, thì năng lực học tập trở thành năng lực cơ bản của doanh nghiệp, là nguồn gốc để doanh nghiệp dành ưu thế cạnh tranh.


Xerox Corporation là tập đoàn Mỹ chuyên sản xuất và kinh doanh máy photocopy in ấn tài liệu văn phòng. Tại 12 nước ở Châu Âu, một đội ngũ gồm 13.000 nhân viên được giao đảm trách việc bảo hành, bảo trì và sửa chữa mọi sự cố xảy ra cho khách hàng. Để công việc nói trên có hiệu quả cao nhất, chương trình trao đổi thông tin mang tên Eurêka được xây dựng năm 1996 và mạng nối mạng 13.000 nhân viên với nhau. Eurêka, đến đầu năm 2003, bao gồm 35.000 phương pháp sữa chữa có thể khắc phục khoảng 150.000 sự cố kỹ thuật. Các phương pháp đó đã được đưa lên mạng và hoàn chỉnh bởi chính 13.000 nhân viên nói trên. Tính trung bình kể từ ngày thành lập, mỗi tháng có 300 phương án sữa chữa được trao đổi trên mạng Eurêka. Điều đó đã tiết kiệm được cho Xerox thời gian lao động và phụ tùng linh kiện ước tính khoảng 100 triệu USD/năm. Từ 2% đến 5% số tiền tiết kiệm này được Xerox trích ra để thưởng (bằng tiền mặt hoặc hình thức đào tạo thêm) cho các nhân viên tham gia chương trình trao đổi về kỹ thuật sữa chữa nói trên.


Quay về Việt Nam, đến thăm ĐỒNG TÂM GROUP, cả 3 miền Nam, Trung, Bắc đều có  phòng học khá tiện nghi. Bước vào phòng học mỗi nơi, chúng ta đều thấy câu: “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Và hình như mọi nhân viên đều thuộc lòng câu này. Đến thăm DOMESCO, mỗi năm, tòan cán bộ nhân viên từ 3 miền (Bắc, Trung, Nam) tập trung về tại Đồng Tháp để học tập và chia sẻ trong nữa tháng sau khi nghỉ tết âm lịch. Tại SAMCO, mỗi tuần luôn có những buổi học hoặc chia sẻ theo từng chuyên đề theo mô hình “trường học trong doanh nghiệp”. Tại SAPUWA, bên cạnh phòng học được trang bị tiện nghi, một tủ sách với những đầu sách rất hay, giống như một thư viện nhỏ của trường đại học… Các công ty này triển khai mô hình học, chia sẻ tri thức trong nội bộ. Kết quả của công việc này là hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên được nâng lên, công ty dễ dàng và nhanh chóng thích nghi với những đòi hỏi luôn biến đổi của thị trường, và năng lực, tay nghề chuyên môn, tầm nhìn của họ không ngừng được nâng lên.

Nghệ thuật quản lý nhân viên hiệu quả bạn nên biết

Việc biết được những gì động viên các nhân viên lẫn các nhà quản lý có thể giải thích rõ lý do và căn nguyên của các thất vọng khi chứng kiến tập thể không đạt được những kết quả đề ra.

Quản lý nhân viên luôn là một nghệ thuật khó. Thật khó khăn khi mà để thành công trong kinh doanh ngày nay, trong mỗi doanh nghiệp, các nhân viên cần phải vững vàng, hoà đồng và thông minh, nhưng hơn tất cả, họ phải chiến thắng.


Để quản lý nhân viên hiệu quả, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ cần phân loại nhân viên cũng như phân loại tính cách của họ để trên cơ sở đó xây dựng một đội ngũ nhân viên thích hợp nhất.


Có rất nhiều cách thức khác nhau để phân loại nhân viên lẫn tính cách. Riêng đối với Robert Kiyosaki - tác giả bộ sách nổi tiếng Rich Dad, một nhà đầu tư, một doanh nhân và một chuyên gia đào tạo kinh doanh với quan điểm luôn thay đổi cách thức mọi người suy nghĩ về tiền bạc và đầu tư – thì cách thức nào càng đơn giản và dễ dàng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.


Phương thức của ông là tập trung vào bốn đặc tính cơ bản. Theo ông, bốn đặc tính này phần nào thể hiện khá đầy đủ tất cả các tính cách của các nhân viên ở mọi nơi trên thế giới ngày này. Đó là:


- Tôi phải được yêu thích


- Tôi phải thoải mái


- Tôi phải đúng


- Tôi phải chiến thắng


Đối với các doanh nghiệp, một thực tế đó là sẽ phải cần tới tất cả các nhân viên với bốn kiểu tính cách này trong kinh doanh. Không một kiểu tính cách nào tốt hơn kiểu tính cách kia, và chúng thường bổ sung lẫn nhau trong một tập thể. Phần khó khăn và phức tạp duy nhất trong công thức đó là vai trò – và việc đính hướng tính cách - của các nhà lãnh đạo.


Hãy phân tích kỹ từng kiểu tính cách nhân viên:


1) Tôi phải được yêu thích


Đây là những nhân viên hoà đồng và có tinh thần tập thể. Họ mong muốn mọi người xung quanh được hạnh phúc, đặc biệt với họ.


Họ rất dễ gần và thường là trung gian hoà giải khi các vấn đề công sở phát sinh. Tuy nhiên, các nhân viên này có khuynh hướng tránh xung đột và thường không nói những gì đáng lẽ họ cần phải nói.


2) Tôi phải thoải mái


Đây là những người mong muốn có sự an toàn trong công việc. Họ đi làm mỗi ngày và làm tốt công việc của mình. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể trông mong ở họ để thể hiện và làm đúng những gì được yêu cầu.


Nhưng đừng mong đợi các nhân viên này tự mình thúc đẩy hay mở rộng bản thân. Họ sẽ không phản ứng tốt với sức ép, áp lực công việc hay các hạn định hoàn thành công việc gấp rút.


3) Tôi phải đúng


Hãy nghĩ tới các luật sư hay nhân viên kế toán - "những sinh viên loại A" của thế giới. Những người này rất mạnh mẽ trong các ý kiến của mình và sẽ bảo vệ quan điểm của mình cho tới chết.


Họ cần được xem là những con người thông minh. Điểm bất lợi chủ yếu đó là các nhân viên này đôi lúc rất bảo thủ và thường không quan tâm tới quan điểm của những người khác.


4) Tôi phải chiến thắng


Tại bất kỳ doanh nghiệp thành công nào, chúng ta sẽ thấy được những hình mẫu nhân viên kiểu này. Hãy nghĩ tới những người như Steve Jobs hay Bill Gates. Họ nỗ lực hết mình để chiến thắng.


Những nhân viên "Tôi phải chiến thắng" có định hướng và sự ngoan cường để trở thành những con người tốt nhất, lớn nhất và giàu nhất.


Trong mỗi doanh nghiệp, các nhà quản lý chóp bu cần là những người sở hữu tính cách và phong cách lãnh đạo kiểu "Tôi phải chiến thắng". Có như thế, doanh nghiệp mới thực sự có được các nhà lãnh đạo có khả năng đưa doanh nghiệp lên các tầm cao mới và quản lý, sắp đặt tốt tất cả các nguồn lực (và cả tính cách) của một tập thể được định hướng tới thành công.


Việc biết được những gì động viên các nhân viên lẫn các nhà quản lý có thể giải thích rõ lý do và căn nguyên của các thất vọng khi chứng kiến tập thể không đạt được những kết quả đề ra.


Các doanh nghiệp không thể thiếu những nhân viên "Tôi phải chiến thắng", nhưng cần đẩy mạnh các nhân viên "Tôi phải thoải mái" để ghi các bàn thắng. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các nhân viên "Tôi phải đúng" chịu trách nhiệm cho các đàm phán, thương thảo kinh doanh.


Bên cạnh đó, các nhân viên "Tôi phải được thích" sẽ tạo ra sự gắn kết và không khí làm việc hoà đồng, nhưng nếu có quá nhiều những viên này, doanh nghiệp có thể không thoát khỏi vị trí "xoàng xoàng".


Quản lý nhân viên luôn là phần khó khăn nhất trong điều hành kinh doanh. Việc hiểu được các nhân viên, hiểu được bản thân họ, các điểm mạnh của họ và những gì động viên họ sẽ là nền tảng cho mọi mục tiêu tăng trưởng và thành công trong kinh doanh.

Thời của các nữ quản lý là đây

Phương châm của một trong ba chi nhánh lớn nhất của Microsoft ngoài nước Mỹ là "giờ làm việc dựa trên lòng tin" đã giúp công ty không chỉ đạt được doanh thu cao mà còn sự bình 

Dân cư Châu Âu đang co lại khiến các công ty phải tính đến chiến lược đưa nữ giới vào các vị trí quản lý chủ chốt. Các nhà sản xuất phần mềm đang là người tiên phong trong chiến lược này. Isabel Vogel thực sự lo lắng trước cuộc phỏng vấn vào vị trí trợ lý marketing tại trụ sở của Microsoft tại Đức. Hồ sơ của Vogel thật xuất sắc, và chẳng có lý do gì mà cô phải lo lắng, nhưng cô đang là mẹ của ba đứa con, và vì trách nhiệm của một bà mẹ, nên Vogel muốn làm việc chỉ 30 tiếng một tuần. "Không sao cả", sếp của Vogel tại Microsoft đã trả lời trước những điều kiện của cô, "tôi tin vào năng lực của cô, và cô sẽ làm được". Vogel được tuyển vào vị trí đó ngay sau cuộc phỏng vấn.

Doanh thu tốt hơn

Đó là câu chuyện trước đây hai năm, và đến nay thì Vogel đã làm được điều mà người tuyển dụng cô tin tưởng. Từ công việc trợ lý marketing với 30 giờ/ tuần; cô đã trở thành một quản lý với thời gian làm việc nhiều hơn. Cô đã trở thành một tấm gương sáng cho các phụ nữ trong công ty; và là một bằng chứng cho ban giám đốc về chính sách nhân sự thân thiện hơn với phụ nữ là hoàn toàn đúng đắn.

Achim Berg, tổng giám đốc của Microsoft tại Đức đã thừa nhận, "nếu chúng tôi không tuyển dụng nữ vào thời điểm này, thì trong vòng năm năm tới chúng tôi sẽ phải đối phó với sự khủng hoảng thiếu nhân lực".

Thiếu hụt nhân lực tại châu Âu đã được bàn tới nhiều trong các cuộc khảo sát, nghiên cứu gần đây. Và một kết luận chung của các cuộc nghiên cứu là: những công ty có phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý thì đều có doanh thu tốt hơn.

Kết luận này cũng được xác nhận tại Mỹ qua một khảo sát trên 500 công ty lớn nhất tại Mỹ do Hiệp hội phụ nữ Mỹ tiến hành. Công ty có số nam và nữ nắm giữ vị trí quản lý thì đều thành công hơn, cả về hiệu quả kinh tế lẫn về văn hóa công ty. Theo khảo sát này, thì các công ty có số nữ quản lý chiếm số đông đều đạt được lợi nhuận trên cổ phần cao hơn đến 53% so với các công ty không có nữ trong hàng ngũ quản lý.

Ngay cả thu nhập của nhân viên tại các công ty có ít nhất ba nữ quản lý trong Ban điều hành cũng cao hơn đáng kể so với các công ty khác. Con số ba này là một con số thần kỳ, vì nó đảm bảo sự ảnh hưởng của các nữ quản lý tới văn hóa của tập thể. Nếu số nữ ít hơn con số ba, thì cơ hội thành công của họ cũng ít đi.

Khuyến khích tuyển nữ

Xu hướng các công ty đang khuyến khích việc tuyển dụng nữ. Nhưng điều đó không dễ dàng thực hiện. Để thu hút được các bà mẹ có năng lực chuyên tâm với công việc, không ít công ty đã có các chương trình chăm sóc tại gia đình trong lúc bà mẹ đang làm việc; chi trả các khoản thanh toán cho người giúp việc; hóa đơn tiền khám chữa bệnh cho em bé ...

Giám đốc Nhân sự của Microsoft, Brigitte Hirl-Hôfer, cũng đã phải mất rất nhiều thời gian để tạo ra được một môi trường làm việc thật hấp dẫn cho các nhân tài là các bà mẹ đầy năng lực. Phần lớn các nhân sự nữ tại Microsoft đều có thời gian nghỉ sau khi sinh là từ 6 đến 12 tháng. Trong thời gian này, công ty bố trí đủ các loại hình công việc cho các bà mẹ bận chăm sóc con nhỏ, nhưng vẫn muốn tiếp tục làm việc này. Có thể làm việc bán thời gian, hoặc qua mạng với 1 nhóm tại công ty. Công ty cũng cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho những nhân viên muốn làm việc tại nhà, và các nhân sự đang nghỉ sinh đều được cập nhật những thông tin, tài liệu mới liên quan đến công việc.

Phương châm của một trong ba chi nhánh lớn nhất của Microsoft ngoài nước Mỹ là "giờ làm việc dựa trên lòng tin" đã giúp công ty không chỉ đạt được doanh thu cao mà còn sự bình chọn là công ty thân thiện nhất tại Đức. "Chúng tôi thống nhất với từng nhân viên về các chỉ tiêu, mục đích trong công việc. Còn việc làm thế nào để đạt được, họ sẽ biết phải làm gì" Hirl-Hôfer chia sẻ.

Ngay từ quá trình tuyển dụng, công ty đã đưa ra những chính sách khuyến khích các ứng viên nữ; và hiện phụ nữ đang chiếm đến 28% số nhân viên. Ơ Microsoft, mỗi nhân viên được đánh giá quá trình làm việc 2 lần trong năm, và nhân viên cũng đánh giá cả người quản lý trực tiếp.

Dorothee Belz Tổng Giám đốc Microsoft Berg thừa nhận, phụ nữ có ưu thế hơn trong việc quản lý và điều hành; vì họ có những cách nhìn khác nhau về một vấn đề và sẵn sàng thảo luận khi gặp vấn đề hơn là nam giới. Phụ nữ không làm mọi việc trở nên rắc rối, khó hiểu hơn; mà đơn giản họ nhìn thấy vấn đề với các khía cạnh của nó.

Bạn là sếp tốt hay sếp tồi trong doanh nghiệp

Những người sếp tồi luôn tìm thấy những khuyết điểm của người khác trong khi những người sếp tốt sẽ tìm kiếm những ưu điểm của nhân viên để khen ngợi và huấn luyện họ trở nên 

Nếu tỷ lệ nhân viên nghỉ việc hay không có mặt tại công sở tăng cao đồng thời năng suất cũng như tinh thần làm việc của nhân viên bị trì trệ, sa sút thì đó là trách nhiệm của người lãnh đạo.


Sự khác biệt

Trong suốt 35 năm làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe, Trevor khám phá ra rằng những người sếp tốt trước đây của ông đều thể hiện đầy đủ những đặc tính lãnh đạo như: tạo sự tin tưởng, khiêm tốn, chính trực, biết những điều mình đã nói, để nhân viên chủ động trong công việc, luôn có mặt khi cần và lúc nào cũng khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên mình bằng câu "Hãy thử làm xem sao!".

Trong khi những người sếp tồi thì cũng có cùng những nhược điểm tương tự như nhau: luôn vắng mặt khi có việc cần, luôn yêu cầu nhân viên giải thích cặn kẽ việc họ đang làm, muốn biết tường tận mọi việc của nhân viên cấp dưới và thường nói những câu hạ thấp nhuệ khí: "Không, chúng ta không thể làm việc đó", luôn thể hiện sự nghi ngờ, ít khi cười và hay khoe khoang về bản thân.

Nếu bạn muốn được nhân viên tin tưởng, bạn phải chứng tỏ mình là một người sếp tốt trong mắt của nhân viên. Bạn nên nhớ những điểm sau:

- Nhân viên cần hiểu rõ về công việc cũng như được chỉ dẫn công việc một cách thuyết phục. Khi họ hưng phấn với những mục tiêu mà bạn đề ra, họ sẽ thoải mái thể hiện, tự do trong sáng tạo và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

- Nếu bạn muốn truyền đạt một điều gì quan trọng, hãy lặp lại nhiều lần để nhân viên kịp ghi nhớ, tránh nói đến chỉ có một lần.

- Không nên phân biệt cấp bậc khi giao việc.

- Những người sếp tồi luôn tìm thấy những khuyết điểm của người khác trong khi những người sếp tốt sẽ tìm kiếm những ưu điểm của nhân viên để khen ngợi và huấn luyện họ trở nên những người tài giỏi thực sự.

Đi vòng còn hơn gặp sếp

Leigh Buchanan đã từng viết về những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị nhân viên tẩy chay và có dấu hiệu của một người sếp tồi trong mắt của nhân viên của mình như sau: "Bạn sẽ không bao giờ thấy bóng của bất kỳ nhân viên nào đi ngang qua cửa phòng mình. Họ thà đi đường vòng để đến máy pha cà phê hay nhà vệ sinh hơn là phải đi đường tắt băng qua trước cửa phòng của bạn bởi vì họ sợ sẽ bị bạn mời vào... để khiển trách."

Bạn nên biết rằng việc các nhân viên không hứng thú với những kế hoạch hay dự án mà bạn tâm huyết có thể là do ý tưởng của bạn không hay nhưng họ không dám nói ra; cũng có thể ý tưởng đó hay nhưng họ sợ sẽ làm tốt hơn bạn; cũng có thể họ cố gắng làm tốt công việc mà bạn giao phó chỉ vì muốn được thoải mái hơn khi làm việc cùng với bạn mà thôi.

Một người sếp tốt sẽ biết cách dẫn dắt cả nhóm cùng hăng say làm việc và cùng hướng đến những mục tiêu phía trước. Hãy hoàn thiện mình ngay hôm nay để trở thành một người sếp tốt và được tin tưởng dưới mắt các đồng nghiệp của mình.

Để nhân viên làm việc hết mình phải làm sao?

 Nghĩ quá nhiều đến lợi nhuận: Thực tế, có những nhân viên được trả lương rất cao, họ vẫn quyết tâm dứt áo ra đi. Lý do rất đơn giản: Lợi nhuận dù quan trọng cũng không thể thay 

Nên:


1. Quan tâm đến nhân viên: Xem xét điều gì là quan trọng với nhân viên (và có thể là cả gia đình của họ). Bager Mining Corporation rất tập trung vào điều này, công ty cho biết họ thường có chương trình chăm sóc sức khỏe miễn phí và nhiều chính sách khuyến khích nhân viên.


2. Tổ chức các sự kiện định kỳ: Những buổi họp mặt nhân viên rất quan trọng, chúng giúp thắt chặt lòng tin và sự cống hiến của nhân viên, đồng thời giúp mọi người trong công ty gần gũi hơn.


3. Chú ý nhân viên mới: Tổ chức những buổi đào tạo hay các chương trình định hướng cho những nhân viên mới. Giới thiệu họ trước toàn thể công ty và giúp họ thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc mới.


4. Tiếp tục quan tâm đến nhân viên mới: Sau chương trình định hướng, bạn nên quan sát và xác định xem nhân viên mới làm việc thế nào, còn bỡ ngỡ không và liệu họ có phải thay đổi điều gì không...


5. Thực hiện các cuộc khảo sát: Các cuộc khảo sát giúp bạn lấy ý kiến góp ý của nhân viên, xem họ thực sự nghĩ gì, mong muốn của họ là gì, họ có hài lòng với công việc hay không...


6. Tạo slogan: Ở những công ty lớn đều có những slogan để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên và cùng hướng tới một mục tiêu chung tốt đẹp.


Không nên:


1. Nghĩ quá nhiều đến lợi nhuận: Thực tế, có những nhân viên được trả lương rất cao, họ vẫn quyết tâm dứt áo ra đi. Lý do rất đơn giản: Lợi nhuận dù quan trọng cũng không thể thay thế sự quan tâm và tạo lòng tin với nhân viên.


2. Nghĩ rằng nhân viên không thích gặp gỡ CEO (tổng giám đốc điều hành): Thực tế các nhân viên rất quan tâm gặp gỡ người đứng đầu công ty và tìm hiểu về công ty.


3. Bỏ qua những điều nhỏ nhặt: Hãy đảm bảo bạn nhớ tên các nhân viên của mình, khích lệ nhân viên khi họ làm việc tốt hay hỏi thăm khi họ cảm thấy không được khỏe.


4. Dừng lại: Dù bạn đã rất thành công thì cũng đừng bao giờ suy nghĩ mình sẽ dừng lại. Bạn hãy cố gắng không ngừng: đưa ra những chiến lược kinh doanh mới, mở thêm chi nhánh, đầu tư một lĩnh vực mới... Có như vậy, nhân viên mới nhìn vào bạn mà học tập và cố gắng hết sức.

Đối xử với nhân viên cũ trong doanh nghiệp như thế nào?

Tuy vậy, hai cách giải quyết trên cũng chưa phải là thượng sách. Chúng chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách tạm thời hay giải quyết từ ngọn, tức là chỉ hạn chế được những phản 

Tại buổi hội thảo “Vai trò của lãnh đạo trong triển khai văn hóa doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Power Up Group phối hợp tổ chức ngày 15-12 vừa qua tại Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ ngoại giao và ngoại ngữ, có một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là cách đối xử với lớp nhân viên cũ trong những doanh nghiệp lâu năm.


Ông T.H, trợ lý giám đốc một công ty điện tử được thành lập từ năm 1991 đưa ra vấn đề nhân sự đau đầu mà công ty ông đang phải đối mặt: “Trong công ty có hai lớp nhân viên, cũ và mới. Mỗi khi công ty có một vài thay đổi nào đó, những nhân viên mới thường rất dễ đồng thuận và nhanh chóng thực hiện. Ngược lại, những nhân viên đã có thâm niên lại ít khi hưởng ứng. Hiện thời, chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết sao cho ổn thỏa”.


Có thể nói, đây không phải là một vấn đề cá biệt của một vài doanh nghiệp mà hầu như doanh nghiệp nào tồn tại lâu cũng gặp phải. “Bỏ thì thương, vương thì tội” là tâm lý chung của những người đứng mũi chịu sào mỗi khi gặp vấn đề với các nhân viên cũ có tính bảo thủ. Một mặt, người lãnh đạo không thể phủ nhận những đóng góp của lớp nhân viên này trong suốt thời gian dài làm việc cho công ty. Nhiều trường hợp, thâm niên của nhân viên còn lâu hơn thời gian tại vị của người lãnh đạo. Nếu tiếp tục giữ những thành viên bảo thủ không hưởng ứng quyết định đổi mới của công ty thì đó là một cản trở lớn đối với sự phát triển chung.


Để giải quyết vấn đề, có nơi đã áp dụng kế “Điệu hổ ly sơn” - cử những nhân viên này đi học những khóa học dài hạn, có thể là một hoặc hai năm. Ngoài cách này, một biện pháp khác thường được các doanh nghiệp sử dụng là đề bạt những nhân viên bảo thủ vào cấp phó vì trên thực tế, các cấp phó ở các phòng ban nhiều khi chỉ là hữu danh vô thực. Đây là một cách thu hẹp quyền hạn đối với những nhân viên bảo thủ nhằm tạo ra sự đồng thuận tương đối về quan điểm của toàn thể nhân viên trong công ty.


Tuy vậy, hai cách giải quyết trên cũng chưa phải là thượng sách. Chúng chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách tạm thời hay giải quyết từ ngọn, tức là chỉ hạn chế được những phản ứng không tốt của nhóm người bảo thủ đối với công ty chứ chưa thuyết phục để họ thay đổi nhận thức, tán đồng những đổi mới của tổ chức.


Đối với những nhân viên cũ, mọi động thái đổi mới của doanh nghiệp đều có nguy cơ đẩy họ vào vị trí của người không cần thiết. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chọn phương cách mềm mỏng hơn. Bà Lương Ngọc Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Viễn thông - tin học - điện tử Kasati cho biết cách giải quyết vấn đề ở doanh nghiệp này: “Chúng tôi không hoàn toàn quay lưng lại với người cũ, mà luôn kế thừa, học hỏi ở họ rất nhiều. Lãnh đạo không phải lúc nào cũng gồng mình gánh hết mọi công việc. Hãy để những nhân viên ấy làm công việc tham mưu”.


Một khi những nhân viên bảo thủ, ngại thay đổi này cảm thấy họ được lãnh đạo tôn trọng và lắng nghe thì họ cũng tự nhận thấy mình phải suy nghĩ lại về những đề xuất đổi mới mà người lãnh đạo đã đề ra. Dĩ nhiên, mọi sự thay đổi về mặt nhận thức của họ cũng không thể diễn ra trong một sớm một chiều.


Quản lý nhân viên: có nên cứng rắn hay không?

Cách quản lý mà yếu tố “cương”chiếm trọn hoàn toàn như Hùng chỉ tạo nên không khí làm việc nặng nề lên các nhân viên. Nhiều nhân viên không chịu đựng nổi áp lực đã buộc phải xin

Vốn là một người có năng lực chuyên môn khá vững, ngay sau khi tốt nghiệp đại học Kinh tế, Ngân lao đầu vào kinh doanh. Cô mở một công ty cho riêng mình và trực tiếp đứng ra tuyển dụng các nhân viên dưới quyền. Vì công ty ban đầu nhỏ, số nhân viên còn ít, lại chưa có kinh nghiệm quản lý, Ngân kiểm soát cấp dưới theo kiểu “thân quen”, không có hình thức kỉ luật, thưởng thì nhiều mà tuyệt nhiên chẳng bao giờ thấy cô mắng mỏ hay phạt bất cứ ai dù nhân viên chẳng phải không bao giờ có sai lầm.

Cách nghĩ của Ngân đơn giản chỉ là “Chỗ chị em cả, cùng nhau làm việc, cùng nhau hưởng. Mắng nhân viên chỉ gây bất hoà, mà mình thì chẳng có thói quen hạnh hoẹ người khác nên thấy ngại ngại thế nào ấy”. Vì sếp Ngân của công ty dễ bỏ qua, lại thiếu cung cách quản lý nên các nhân viên cấp dưới, kẻ có năng lực thực sự thì cảm thấy mình chưa được chú ý đúng mức, người trung bình thì cho đó là chuyện không mấy quan tâm, đặc biệt những cấp dưới thiếu ý thức kỉ luật làm việc cũng càng ngày càng tệ…


Đến khi công việc ngập đầu, Ngân không thể một mình đứng ra quản lý số nhân viên ngày càng đông của công ty. Cô buộc phải giao một phần quyền kiểm soát cho các quản lý mới. Với phong cách làm việc được rèn luyện từ khi còn làm cho một công ty nước ngoài, người quản lý mới của công ty Ngân thẳng tay thiết lập kỉ luật cho các phòng ban, đề ra chế độ thưởng phạt rõ ràng. Lúc đầu, không ít người tỏ ra khó chịu vì đã quen được “nuông chiều”, nhưng rồi họ cũng buộc phải đi vào khuôn phép. Công ty của Ngân như thay đổi bộ mặt, việc kinh doanh tiến triển thấy rõ. Lúc này, Ngân mới nhận ra, bản thân là giám đốc, cô cũng cần phải học hỏi nhiều để trở thành một người lãnh đạo chuyên nghiệp. Bài học từ quá trình “cải tổ” công ty được Ngân rút ra là “trong quản lý, “nhu” cũng cần nhưng đừng quá mức”.


Khác với Ngân, Hùng là trưởng phòng nhân sự của một ngân hàng tư nhân. Hùng ít nói và đặc biệt khó tính. Quản lý nhân viên với Hùng không bao giờ có hai chữ mềm mỏng. Nhân viên mới vào sợ Hùng đến mức không dám ngẩng mặt lên, nhân viên làm lâu năm thì khó chịu và cho rằng Hùng quá tinh tướng. Từ lúc leo lên chiếc ghế trưởng phòng, Hùng đã thiết lập ngay một kỉ luật thép với tất cả các bộ phận. Chuyện gắt gỏng nhân viên là chuyện như cơm bữa, đặc biệt là mỗi khi họ đi làm muộn vài phút, nghỉ đột xuất chỉ kịp gọi điện báo cáo …


Cách quản lý mà yếu tố “cương”chiếm trọn hoàn toàn như Hùng chỉ tạo nên không khí làm việc nặng nề lên các nhân viên. Nhiều nhân viên không chịu đựng nổi áp lực đã buộc phải xin thuyên chuyển công tác hoặc sang công ty khác làm việc. Ngược lại, bản thân Hùng cũng cảm thấy mình lạc lõng giữa các nhân viên khác. Dù cố gắng đến thế nào, nhân viên cấp dưới cũng phục tùng mệnh lệnh của Hùng với thái độ e sợ hoặc miễn cưỡng chứ hoàn toàn không phải vì nể trọng. Hùng luôn là đề tài cho những câu chuyện vô thưởng vô phạt của các nhân viên.


Quản lý nhân viên là một nghệ thuật, cứng rắn hay mềm mỏng là sự lựa chọn của mỗi một nhà lãnh đạo nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để quyết định sử dụng phương pháp nào cho đúng. Đừng làm nhân viên phải sợ cũng đừng tỏ ra nuông chiều họ một cách thái quá. Chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo có đẳng cấp phụ thuộc rất lớn ở thái độ và cách cư xử của bạn đối với nhân viên trong những tình huống khác nhau.

Tầm nhìn lãnh đạo: 3 điều quan trọng bạn nên biết

Quá trình lên kế hoạch chiến lược, các công cụ lên kế hoạch ngắn và dài hạn.

Các thuộc tính:

- Nhìn các khó khăn như là những cơ hội

- Đặt ra quyền ưu tiên

- Tập trung vào khách hàng

- Can đảm

- Suy nghĩ sáng tạo và có tính chất quyết định

- Khoan dung trước sự mơ hồ

- Thái độ tích cực với những sự thay đổi

- Tận tâm với những cách tân tốt nhất cho giới trẻ

Các kỹ năng:

- Tranh luận, làm sáng tỏ và đề ra các giá trị và các đức tin

- Tạo nhiệt huyết, truyền cảm hứng và bảo vệ tầm nhìn đã được chia sẻ

- Truyền đạt về kế hoạch chiến lược ở tất cả các cấp độ trong tổ chức

- Nhận thức các khó khăn tồn tại trong quá trình lên kế hoạch

- Đặt ra các câu hỏi ở tầm vĩ mô và bắt đầu bằng cụm từ "cái gì sẽ xảy ra nếu...?"

- Hỗ trợ ban cố vấn thông qua quy trình thay đổi

- Khuyến khích mơ ước và nghĩ về những điều không thể tưởng tượng nổi

Sắp xếp ngân sách, lên kế hoạch, các chính sách và các chương trình có tính hướng dẫn với tầm nhìn và các mục tiêu cho từng khu vực

- Tham gia vào việc đặt mục tiêu

- Phát triển và thực hiện các kế hoạch hành động

- Tập luyện và lên kế hoạch về những thứ cần phải bỏ đi một cách rõ ràng

- Chuyển đổi quá trình lên kế hoạch chiến lược sang việc lên kế hoạch cụ thể
Hiểu biết:

- Các vai trò và trách nhiệm của từng ban và những người giám sát trong việc lên kế hoạch và thực hiện các kế hoạch

- Quá trình lên kế hoạch chiến lược, các công cụ lên kế hoạch ngắn và dài hạn.

- Tầm nhìn, các đức tin, sứ mệnh của cả ban và của các bộ phận

- Mối quan hệ giữa ngân sách và việc lên kế hoạch tại các bộ phận

- Các nhân tố tầm địa phương, quận, và tầm quốc gia có ảnh hưởng tới kiến thức

- Các thực tiễn và nghiên cứu trong việc cải thiện thành tựu kinh viện

- Quá trình thay đổi và những chuyển đổi về bản chất của các mô hình

- Các chiến lược để thu hút và truyền thông với cộng đồng

Ngoài ra, có ba câu hỏi bạn cần trả lời khi xác định tầm nhìn cho bản thân:

- Đặc điểm nào bạn cảm thấy tự hào khi mô tả về bản thân bạn?

- Có đặc điểm nào mà bạn không thấy thích?

- Đặc điểm nào bạn đang tạo ra nhằm mô tả về bản thân bạn rõ ràng hơn?

Tạo động lực cho người khác trong tuyển dụng

Nguồn động lực còn quan trọng hơn tiền bạc. Vì thế, bạn nên dành thời gian tìm hiểu xem đồng nghiệp, cộng sự hoặc nhân viên thích gì. Và khi họ đạt được một thành công (dù nhỏ) hãy 

1. Biết mục đích của chính mình



Như thế, bạn có thể giải thích cho cộng sự hoặc nhân viên của mình hiểu được mục tiêu bạn muốn đạt được là gì. Nên chú trọng vào những mục tiêu ngắn hạn như: mục tiêu trong tuần, trong tháng. Như vậy, hiệu quả công việc sẽ cao hơn so với khi bạn chỉ chăm chăm vào mục tiêu dài hạn.



2. Đơn giản hoá vấn đề



Đây là một trong những kỹ năng tuyệt vời dẫn đến thành công. Thay vì dùng từ to tát như: trang hoàng căn nhà, bạn chỉ cần nói đơn giản: treo bức tranh xinh đẹp này lên. Kỹ năng này còn giúp người được giao việc thoát khỏi lực cản lớn nhất: sợ thất bại.



3. Tìm nguồn lực



Nguồn động lực còn quan trọng hơn tiền bạc. Vì thế, bạn nên dành thời gian tìm hiểu xem đồng nghiệp, cộng sự hoặc nhân viên thích gì. Và khi họ đạt được một thành công (dù nhỏ) hãy khen ngợi chân thành. Sau đó gửi tặng cái họ muốn.



4. Ghi nhớ



Hãy luôn tự nhắc nhở mình thực hiện những lời khuyên trên, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Chiến lược tuyển dụng người tài ở vị trí quản lý cao cấp như thế nào?

Trên thực tế, các ứng viên này cũng cần có thời gian để "học việc" và để làm quen với văn hóa công ty.

Đó chính là việc các ông chủ doanh nghiệp đã sai lầm khi chọn lựa "nhân tài": họ đã không biết đánh giá nguồn nhân lực của mình trước khi quyết định bổ nhiệm nhân sự, đặc biệt là các ứng viên vào chức vụ quản lý. Sai một ly, đi một dặm - nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá đắt, thậm chí lâm vào cảnh khánh gia bại sản chỉ vì thiếu cân nhắc khi lựa chọn người chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình.



  Claudio Fernandez-Araoz - một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tư vấn và săn tìm nhân sự cao cấp của công ty Egon Zehnder International đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về hiệu quả công việc của các CEO tại nhiều công ty trên thế giới. Cùng với các đồng nghiệp của mình, Claudio Fernandez-Araoz đã đưa ra kết luận rằng, chỉ một số ít những chuyên gia quản lý của các công ty lớn có uy tín mới thật sự có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như quản lý, đồng thời tạo ra được sự kính trọng từ phía cấp dưới và  các cộng sự.

   Việc tuyển nhầm người hoặc bổ nhiệm các ứng viên có năng lực kém vào vị trí quản lý không có gì ngạc nhiên, bởi đánh giá được khả năng của một con người trong khoảng thời gian ngắn là một việc không hề đơn giản. Nhiều khi, các quyết định quan trọng này lại chỉ dựa hoàn toàn vào cảm tính.

   Những chiếc bẫy tâm lý



  Thứ nhất, khi đưa ra các quyết định mang tính hệ trọng, người ta thường có xu hướng băn khoăn, ngập ngừng. Chỉ khi nào doanh nghiệp thật sự đối mặt với sự khủng hoảng, người ta mới chịu ra quyết định thay thế vị trí điều hành.

 Thứ hai, các ông chủ doanh nghiệp thường có tâm lý cho rằng: những người mà họ tuyển chọn hoặc bổ nhiệm vào vị trí cao cấp bao giờ cũng là những người có khả năng quản lý tốt hơn mình. Điều này có thể được phân tích theo hai tình huống sau đây:

  1 Người ta có thể nhanh chóng đạt được những kết quả tốt đẹp, cho dù những kết quả này không phản ánh đúng năng lực điều hành của họ.

  2. Hai yếu tố quan trọng là động lực làm việc và khả năng thực tế trong mối tương quan với hành động - gắn bó với nhau một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, một sự thật không thể chối cãi là, thậm chí những ứng viên vào vị trí điều hành với động cơ làm việc tốt cũng có thể thất bại ê chề nếu như họ không hề có kỹ năng quản lý.

 Thứ ba, các ông chủ khi tuyển dụng nhân sự thường có xu hướng đưa ra những nhận xét bất ngờ mà chẳng cần phân tích đúng sai, phải trái về ứng viên mà họ đang nhắm tới. Họ nói về ứng viên bằng những gì mình cảm nhận thấy hoặc dựa trên thông tin thu thập được từ đồng nghiệp, bạn bè...Và chỉ cần một nhận xét tiêu cực nào đó từ những người thân bên cạnh, họ sẵn sàng gạt bỏ ứng viên không thương tiếc - cho dù ứng viên có thể là một nhân vật có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Và như vậy, họ đang có xu hướng trở thành nạn nhân của chính những cảm giác nhất thời khi đánh giá ứng viên hoặc so sánh các ứng viên với nhau.

  Thứ tư, người ta thường có xu hướng không muốn chấp nhận rủi ro khi chọn người quản lý là dân "ngoại đạo". Các ông chủ doanh nghiệp thường cho rằng, an toàn nhất là tiến cử những nhân viên lâu năm của mình vào vị trí quản lý bởi họ không cần phải mất thời gian thẩm định đối tượng, và điều này mang lại cho họ cảm giác an toàn hơn khi quyết định "chọn mặt, gửi vàng". Thậm chí dù ứng viên là dân bên ngoài công ty, thì khi tuyển chọn, các ông chủ vẫn thích đặt ra điều kiện: ứng viên phải là người quen biết hoặc được cộng sự thân tín bảo lãnh, giới thiệu. Đành rằng sự quen biết thường tạo ra cảm giác an toàn hơn cho ông chủ doanh nghiệp, song điều này cũng khá nguy hiểm đối với các doanh nghiệp đang cần lột xác để phát triển.

  Làm thế nào để tuyển được đúng người tài?

  Đây là câu hỏi mà phần lớn các ông chủ doanh nghiệp đều rất quan tâm. Tuy nhiên, rất ít người hiểu được rằng, với một quyết định tuyển dụng sai lầm, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản. "Một quyết định từ chối sai tất nhiên là không tốt" - Joel Spolsky nhận xét trong cuốn "Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?" ( Phỏng vấn trí tuệ với sự thành công của Microsoft ) "nhưng nó không có hại cho công ty. Còn quyết định tiếp nhận sai sẽ làm hại cho Tập đoàn và đương nhiên phải mất nhiều công sức mới có thể sửa chữa được". Còn David Pritchard, Giám đốc bộ phận tuyển dụng của Microsoft thì cho rằng, "món quà tốt nhất dành tặng cho các đối thủ cạch tranh của chúng ta chính là các quyết định tuyển nhân sự sai lầm. Nếu tôi thu nhận một lũ vô tích sự thì hiển nhiên điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn, bởi chúng ta sẽ phải mất không ít thời gian cho việc sửa chữa sai lầm đó. Những kẻ bất tài đó, khi đã thâm nhập vào cơ cấu của Tập đoàn, sẽ lại nhận tiếp những ứng viên na ná như họ". (Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?, NXB Tri Thức, 2006, tr. 105).

  Khi tuyển ứng viên vào vị trí quản lý cao cấp, các ông chủ doanh nghiệp phải tính đến những khả năng xấu nhất mà với quyết định tiếp nhận của mình, bởi họ có thể sẽ khánh gia bại sản vì "kiếm củi ba năm thiêu một giờ". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tìm ra ứng viên tốt nhất, cần thiết nhất?

    Xác định rõ mục đích tuyển dụng.

  Nhiều công ty sai lầm ngay từ bước đầu tìm kiếm ứng viên. Họ mời ứng viên đến phỏng vấn mà chẳng hề biết mình sẽ tuyển chọn ứng viên theo tiêu chí nào.

    Mở rộng lĩnh vực tìm kiếm.

   Nhiều ông chủ doanh nghiệp chỉ đơn thuần cho rằng, nếu doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm thì chỉ nên tìm kiếm ứng viên trong lĩnh vực này mà chẳng cần tốn sức để ý đến lĩnh vực khác. Trên thực tế, quan điểm này không hoàn toàn đúng. Thực tế cho thấy rằng, ứng viên cao cấp thường là rất hiếm, và với một ứng viên giỏi, anh ta có thể đảm đương tốt trọng trách của mình ngay cả khi không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

   Nên đánh giá ứng viên theo cùng tiêu chí.

  Đây là điều tưởng chừng như đơn giản nhưng khá nhiều doanh nghiệp bỏ qua nội dung này. Thường thì các chuyên gia tuyển dụng đưa ra các câu hỏi phỏng vấn truyền thống theo một mẫu "an toàn" nào đó và đánh giá ứng viên theo kiểu "thích/không thích", "có khả năng/không có khả năng"... Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả nhất, nhà tuyển dụng nên xác định các tiêu chí tuyển dụng và lập thành bảng mẫu, trong đó các tiêu chí tuyển dụng được chia ra thành mục, ví dụ: Học vấn; Kinh nghiệm làm việc; Những nơi làm việc; Khả năng quản lý; Khả năng làm việc dưới áp lực cao; Khả năng ngoại ngữ...

   Kiểm tra thông tin về ứng viên.

  Không nên hoàn toàn tin tưởng vào những lời nói của ứng viên hoặc thông tin mà ứng viên cung cấp. Nhà tuyển dụng nên thu thập thông tin về ứng viên thông qua nhiều kênh khác nhau (chủ các doanh nghiệp trước đây ứng viên đã từng làm việc, các trung tâm cung cấp nguồn nhân lực cao cấp, người quen...). Có thể các ông chủ doanh nghiệp sẽ nhận được những lời nhận xét vô thưởng vô phạt từ những nơi như thế này, và vì vậy, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là phải xác minh các thông tin về ứng viên xem thử có đáng tin cậy hay không.

   Kiên định với lập luận của mình.

  Claudio Fernandez-Araoz đã đưa ra ví dụ cụ thể của một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, khi doanh thu sụt giảm, thị phần rơi vào tay đối thủ, HĐQT của công ty đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm giám đốc điều hành mới. Vị Chủ tịch HĐQT nhận thấy rằng, xuất phát từ tình hình thực tế, không nhất thiết phải tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm về kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, không ít người lại phản đối quan điểm này và cho rằng, họ cần một người có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực bán lẻ và người đó phải được chọn lựa từ trong công ty chứ không thể là người ngoài.

  Vị Chủ tịch HĐQT đã thuyết phục tất cả các cộng sự của mình rằng, trong thời điểm hiện tại, công ty không cần đến ứng viên có kinh nghiệm về kinh doanh bán lẻ. Điều họ cần bây giờ là làm sao tìm được một ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm về tài chính, có tầm nhìn tốt, biết hoạch định chiến lược dài hạn cho công ty, có khả năng thu hút và giữ chân người giỏi và có khả năng quản lý một tập đoàn đa ngành nghề. Cuối cùng thì công ty này cũng tìm được đúng người mình cần.

   Đừng quên rằng, các nhà quản lý cấp cao vừa được tuyển vào cũng chỉ là lính mới.

  Nhiều ông chủ doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng, một ứng viên cao cấp bao giờ cũng là người có khả năng đảm đương trọng trách của mình ngay từ những buổi đầu nhận việc. Trên thực tế, các ứng viên này cũng cần có thời gian để "học việc" và để làm quen với văn hóa công ty.

  Lời kết

  Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm do Claudio Fernandez-Araoz đúc kết, và những điều này cũng chỉ là một số gợi ý mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Tại các nước phương Tây, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoặc công nghệ cao ưa thích sử dụng phương pháp phỏng vấn gây căng thẳng hoặc gây shock nhằm nhận diện các ứng viên của mình, đặc biệt là khi cần nhận diện ứng viên vào vị trí quản lý cao cấp - những người có khả năng kiểm soát bản thân trước mọi tình huống thử thách, trước áp lực của công việc cũng như các tình huống khó khăn... Tại Việt Nam, điều này dường như còn lạ lẫm, mới mẻ đối với phần lớn các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm/dịch vụ trên thương trường, các ông chủ doanh nghiệp phải biết tìm kiếm cho mình cách tiếp cận vấn đề để có thể nhận diện những ứng viên cừ khôi nhất.

Mất người ở khâu phỏng vấn nguyên nhân do đâu?

Một cách mất người khác nằm trong kỹ thuật phỏng vấn và kỹ thuật ra quyết định tuyển dụng. Một khảo sát chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam về kỹ năng phỏng vấn do Unicom

Trong khi doanh nghiệp định hướng các cuộc phỏng vấn tuyển dụng là công cụ để lựa chọn ứng viên, thì họ quên rằng đó cũng chính là cơ hội để ứng viên giỏi lựa chọn doanh nghiệp.

Sự tuỳ tiện, thiếu chuyên nghiệp của các cuộc phỏng vấn khiến ứng viên giỏi thất vọng rút lui, thậm chí không muốn thể hiện mình. Tệ hơn, rất có thể chuyện đó ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong tương lai vì những người có năng lực luôn có ảnh hưởng tốt trong cộng đồng.

Một cách mất người khác nằm trong kỹ thuật phỏng vấn và kỹ thuật ra quyết định tuyển dụng. Một khảo sát chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam về kỹ năng phỏng vấn do Unicom thực hiện chỉ ra rằng: tới 95% số chủ doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi phỏng vấn theo ngẫu hứng, thiếu mục đích và không thể đánh giá năng lực thực sự của ứng viên.

Những câu hỏi như "Điểm yếu nhất của anh là gì?" - sẽ là cơ hội để ứng viên trả lời: Là em quá ham việc, nhiều khi không biết dành thời gian cho gia đình"!

Những câu hỏi kiểu "Gặp tình huống này anh sẽ làm gì?" chỉ là cơ hội để ứng viên phô diễn trí tưởng tượng và thuộc bài hơn là khả năng. Thiếu năng lực trong tuyển dụng khiến doanh nghiệp không thể lựa chọn đúng nhân tài.

Không chỉ dừng lại ở kết quả lựa chọn người không phù hợp với doanh nghiệp là sự ra đi không tránh khỏi của họ. Thực tế chứng minh rất nhiều "sao" các công ty đa quốc gia không thể trụ nổi 6 tháng khi sang các công ty Việt Nam. Một nguyên nhân được nhắc tới nhiều là không phù hợp trong cách làm việc.

Tránh mất người trong khâu tuyển dụng quan trọng là chiến lược giữ người giỏi, doanh nghiệp Việt Nam đang coi nhẹ và nhiều khi lãng quên.

Tìm hiểu 9 bẫy nhà tuyển dụng có thể "gài"

 Khi nhận được câu hỏi như vậy, bạn không nên cố vắt óc để nhớ lại xem khó khăn lớn nhất trong công việc đã xảy ra với bạn là gì. Thực ra, nhà tuyển dụng không có thời gian để nghe

  1. Nhược điểm lớn nhất của bạn là gì ?



Nếu như nhận được câu hỏi này thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Nếu khẳng định nhược điểm của mình thì chắc chắn bạn sẽ mất tự tin. Nếu nói bạn không có nhược điểm lại càng không được vì trên đời này không ai là toàn mỹ. Tốt nhất bạn nêu ra 1 số nhược điểm có thể khắc phục và chứng minh bạn đã và đang cố gắng để khắc phục chúng.



2. Kỹ năng nào của bạn là kém nhất và bạn sẽ hoàn thiện kỹ năng đó như thế nào?



Phiền phức lại đến rồi. Đương nhiên bạn không thể khẳng định là kỹ năng nào bạn cũng giỏi.



Trả lời: Theo đánh giá của mình thì có một vài kỹ năng tôi không làm tốt. Nhưng vì mong muốn có một công việc phù hợp như vị trí mà tôi đang ứng tuyển ở đây thì tôi cũng đã hết sức cố gắng khắc phục và rèn luyện các kỹ năng còn yếu của mình để đáp ứng được yêu cầu của quý công ty. Nếu được nhận vào công ty thì tôi nghĩ môi trường làm việc tốt như ở đây sẽ là điều kiện tốt để tôi hoàn thiện các kỹ năng của mình.

3. Bạn định nghĩa như thế nào về " 1 công việc khó "?

Nếu bạn thao thao kể thế nào là một công việc khó thì đó là một bất lợi lớn. Mục đích của nhà tuyển dụng không phải là ngồi nghe những khó khăn trong công việc mà họ muốn nghe một cái gì đó mới mẻ hơn.



Trả lời: Tôi khó có thể đưa ra định nghĩa thế nào là một công việc khó. Khi quyết định làm một việc gì đấy, chúng ta nên suy xét kỹ càng, phải phân tích xem mình có thể làm được việc đó không và nếu làm thì có đem lại hiệu quả gì hay không? Và tôi nghĩ quý công ty không cần những nhân viên "sợ việc khó", chúng tôi đi làm nhận lương để làm những việc như thế.

4. Bạn sẽ sống như thế nào nếu lương ở mức trung bình. Nếu phải đi vay thì bạn có cảm thấy như thế là quá khó khăn?

Người phỏng vấn đã đánh trúng tâm lý khi đề cập đến vấn đề vốn nhạy cảm là kinh tế. Nếu như bạn bức xúc trình bày hoàn cảnh kinh tế không lấy gì làm khả quan của mình thì quả là điều không nên. Nên tránh trả lời trực tiếp với loại câu hỏi này.



Trả lời: Những nhân viên trẻ tuổi như tôi thì ít người hài lòng với mức lương của mình. Đương nhiên là tôi mong có được một mức lương cao, và đây cũng chính là một trong những lý do mà tôi dự tuyển vào công ty. Hiện tại, tôi vẫn có khả năng đảm bảo tốt cuộc sống của mình.

5. Quan hệ giữa bạn và người chủ cũ như thế nào? Vì sao bạn lại không tiếp tục làm việc ở công ty cũ nữa?

Bạn sẽ rất lo lắng khi gặp câu hỏi này. Nếu nói xấu sếp cũ, họ sẽ nghĩ có thể một ngày nào đó bạn sẽ nói xấu họ. Nếu bạn nói tốt thì không có lý do gì để bạn rời bỏ công ty cũ.

Trả lời: Tôi thích công việc này vì nó có tính cạnh tranh cao. Công việc của tôi ở công ty trước không có những ưu điểm này, vì vậy tôi không thể nào phát huy được khả năng của mình. Do đó, tôi muốn đổi việc ở một công ty khác, đây cũng chính là lý do mà tôi thi tuyển vào đây.

6. Bạn có cho rằng với tuổi đời trẻ như bạn thì nên sớm thăng tiến đến một vị trí cao hơn không?

Đây là câu hỏi mang tính thăm dò nhiều, nếu bạn không có tham vọng thì người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn không cao. Còn nếu như bạn quá tham vọng thì người ta cũng phải canh chừng, nhỡ một ngày nào đó bạn sẽ thay người ta ngồi vào vị trí mà họ đang ngồi chẳng hạn.

Trả lời: Mục đích mà tôi thi tuyển vào vị trí này không phải là thăng tiến, tôi yêu thích công việc này vì nó phù hợp với khả năng và nguyện vọng của tôi và chắc chắn nếu được nhận thì tôi sẽ cố gắng làm việc thật tốt. Còn nếu sau này nhờ kết quả công việc tốt mà tôi được lên chức thì đó là điều dễ hiểu. Tôi không quan tâm lúc đó tôi bao nhiêu tuổi, vì hiệu quả công việc không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với thời gian công tác.

7. Điểm nào bạn không thích nhất với công việc hiện tại?

Nếu bạn liệt kê ra những điểm không thích trong công việc của mình và nhấn mạnh đó là nguyên nhân khiến bạn muốn tìm việc khác thì chắc chắn bạn sẽ mất điểm. Họ sẽ cho rằng bạn chỉ hay kêu ca mà không biết khắc phục điểm yếu, vậy thì với công việc mới có thể bạn sẽ không hoàn thành tốt.

Trả lời: Về công việc hiện tại của tôi thì mọi thứ đều tốt cả, nhưng tôi muốn bản thân mình đón nhận một sự thử thách mới vì tôi là người thích khám phá và học hỏi. Hy vọng rằng tôi có thể vận dụng tất cả những thứ mình học được vào những thử thách mới này. Đây cũng là cơ hội rất tốt để tôi phát huy khả năng của bản thân.

8. Trong quá trình công tác, khi nào bạn cảm thấy khó khăn nhất?

Khi nhận được câu hỏi như vậy, bạn không nên cố vắt óc để nhớ lại xem khó khăn lớn nhất trong công việc đã xảy ra với bạn là gì. Thực ra, nhà tuyển dụng không có thời gian để nghe bạn trình bày dài dòng về những khó khăn mà bạn đã gặp phải. Cũng đừng nên kể về những khó khăn của gia đình hay cá nhân hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp.

Bạn nên nói vắn tắt về một khó khăn trong quá trình bạn làm việc mà bạn cho là khó giải quyết nhất và chú ý nhấn mạnh ở chỗ bạn đã giải quyết được khó khăn đó và cảm thấy rất hài lòng.

9. Bạn cảm thấy người như thế nào là khó hợp tác nhất trong công việc?

Nếu bạn đã học được nhiều kỹ năng trong quá trình phỏng vấn xin việc thì câu hỏi này có thực sự đơn giản? Những kiểu trả lời như "Tôi thấy không có người nào là không thể hợp tác được" hoặc "Tôi có thể hợp tác tốt với tất cả mọi người" không được đáng tin cho lắm.

Trả lời: Trong công việc, chỉ có duy nhất 1 kiểu người khó hợp tác. Đó là người không có tinh thần tập thể, những người chưa làm đã đòi hưởng thụ và luôn ghen tỵ với người khác.

Tìm hiểu 10 thị trường tuyển dụng sôi động nhất thế giới

Các mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand gồm hóa chất, máy vi tính và các máy móc công nghiệp nặng. Du lịch nước này cũng đã phát triển nhanh chóng kể từ giữa thập niên 1980.

Là một nền kinh tế thị trường tự do huy động được nhiều lượng tiền mặt nhờ xuất khẩu hàng điện tử, Singapore được Viện Heritage Foundation xếp thứ hai trong số các nước có nền kinh tế tự do.

2. Peru: Triển vọng tuyển dụng: +48%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 11,4%; Thu nhập bình quân đầu người: 2.600USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng qua): 6,5%.

Mặc dù còn rất nghèo, nhưng những cải cách theo hướng thị trường tự do trong các ngành viễn thông và quặng mỏ chủ đạo, cùng với việc thông qua thêm nhiều chính sách mậu dịch tự do, đã  giúp kinh tế Peru tuy chậm nhưng đang phát triển. Peru là nước xuất khẩu các loại đá quý. Thị trường đầu cơ tăng giá đối với hàng hóa đã thúc đẩy lưu lượng tiền mặt của nước này.

3. Ấn Độ: Triển vọng tuyển dụng: +39%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 7,8%; thu nhập bình quân đầu người: 3.692USD; mức tăng  trưởng GDP năm 2006: 8,5%.

Nền kinh tế có mức tăng trưởng lên đến chữ số hàng chục của Âận Độ thu lợi từ lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ thương mại/tài chính và nhà hàng/khách sạn, bù đắp cho mức độ tăng trưởng chỉ 9% trong lĩnh vực sản xuất ở nước này.

4. Argentina: Triển vọng tuyển dụng: +38%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 10,6%; thu nhập bình quân đầu người: 4.576USD; mức tăng trưởng GDP năm 2006: 8,5%.

Việc xuất khẩu các mặt hàng gia dụng đang lên giá thu về nhiều ngoại tệ cho nền kinh tế nội địa của Argentina. Tuy vậy, vẫn có một sự thay đổi nhỏ về cơ cấu trong những lĩnh vực cần nhiều nhân công và các chuyên gia cảnh báo rằng mức độ tăng trưởng gần đây có thể chỉ là sự hồi phục của nền kinh tế khủng hoảng ở những năm 1990.

5. Canada: Triển vọng tuyển dụng: +28%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 7,2%; thu nhập bình quân đầu người: 39.832USD; mức tăng trưởng GDP năm 2006: 2,8%.

Thị trường lao động và nền kinh tế Canada nhìn chung phát triển song hành cùng với thị trường tuyển dụng và nền kinh tế Mỹ - đối tác mậu dịch lớn nhất có chung đường biên giới với nước này. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, gỗ và kim loại mang lại thành công cho nền kinh tế quốc gia.

6. Na Uy: Triển vọng tuyển dụng: +25%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 3,4%; thu nhập bình quân đầu người: 64.168USD; mức tăng trưởng GDP năm 2006: 3%.

Nền kinh tế có tính tuần hoàn của Na Uy khá phụ thuộc vào dầu hỏa. Sự ổn định về lâu dài sẽ là một thử thách đối với nền kinh tế nước này.

7. Australia: Triển vọng tuyển dụng: +24%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 4,5%; thu nhập bình quân đầu người: 57.980USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng vừa qua): 2,8%.

Dịch vụ chiếm đến hơn 2/3 nền kinh tế Australia, trong khi việc xuất khẩu khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đã phát triển ngoạn mục kể từ khi Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn của nước này.

8. New Zealand: Triển vọng tuyển dụng: +24%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 4,2%; thu nhập bình quân đầu người: 46.592USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng vừa qua): 1,9%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand gồm hóa chất, máy vi tính và các máy móc công nghiệp nặng. Du lịch nước này cũng đã phát triển nhanh chóng kể từ giữa thập niên 1980.

9. Hồng Kông: Triển vọng tuyển dụng: +23%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 4,8%; thu nhập bình quân đầu người: 27.600USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng vừa qua): 5,9%.

Nền kinh tế tự do nhất trên thế giới, theo Heritage Foundation, Hồng Kông vẫn là thị trường tài chính thương mại thu hút hàng đầu đối với các nhà đầu tư lớn và quyền lực. GDP thực của Hồng Kông lên đến 59% kể từ năm 1980.

10. Mỹ: Triển vọng tuyển dụng: +22%; tỉ lệ thất nghiệp hiện nay: 4,3%; thu nhập bình quân đầu người: 42.016USD; mức tăng trưởng GDP (12 tháng vừa qua): 3,4%.

Nền kinh tế Mỹ - 80% do dịch vụ chi phối - tiếp tục tăng trưởng. Các nhà kinh tế chờ đợi nhu cầu tuyển dụng gia tăng trong năm này, dù cho có sự chững lại trong việc thu lợi nhuận của các tập đoàn.