Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Bí quyết giao tiếp hiệu quả ít người biết

Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và 

Giao tiếp luôn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong công việc, bạn không thể bỏ qua kỹ năng này nếu muốn được thành công.

Vì vậy, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn tăng cường những mối quan hệ không chỉ tốt cho cá nhân bạn mà còn tốt cho công việc và công ty của bạn.

Hiểu rõ quan điểm của chính bạn

Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết là bạn đang nói về điều gì. Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói bạn mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn.

Hiểu đối tác

Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngoại giao là nói những điều người khác muốn nghe.

Sử dụng tốt ngữ điệu

Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Ánh mắt

Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ.

Trang phục

Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.

Đừng thao thao bất tuyệt

Bất kể khi bạn đang bàn bạc công việc, hay nói chuyện gì đó với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thao thao mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào. Hãy khuyến khích mọi người cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình. Có như vậy, cuộc nói chuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả.
Giao tiếp luôn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong công việc, bạn không thể bỏ qua kỹ năng này nếu muốn được thành công.

Vì vậy, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn tăng cường những mối quan hệ không chỉ tốt cho cá nhân bạn mà còn tốt cho công việc và công ty của bạn.

Hiểu rõ quan điểm của chính bạn

Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết là bạn đang nói về điều gì. Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói bạn mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn.

Hiểu đối tác

Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngoại giao là nói những điều người khác muốn nghe.

Sử dụng tốt ngữ điệu

Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Ánh mắt

Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ.

Trang phục

Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.

Đừng thao thao bất tuyệt

Bất kể khi bạn đang bàn bạc công việc, hay nói chuyện gì đó với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thao thao mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào. Hãy khuyến khích mọi người cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình. Có như vậy, cuộc nói chuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả.

Bạn có phải là một nhân viên xuất sắc trong công ty không?

Và nếu không thích, hãy giải thích lí do. “ Khi đánh giá sự yêu thích của mình với công việc, đánh giá cảm xúc của bạn với sếp, tích cực hay tiêu cực, là bước đầu tiên để cải thiện sự thể 

Chỉ làm những gì được yêu cầu, theo những nguyên tắc nhất định, không hơn không kém, không có nghĩa bạn đang làm việc tốt. “ Những người làm việc và hoàn thành nhiệm chưa chắc là những nhân viên có thể tiến xa. Nếu có điều gì đó xảy ra khác biệt so với những gì thường làm, họ sẽ thấy lo lắng và vội tới chỗ người quản lí nhờ giúp đỡ. Và thậm chí đôi khi, sau khi hoàn thành công việc của mình, thay vì tìm tòi những cái mới, họ lại tới bắt chuyện và làm phiền đồng nghiệp”, Ian Coburn, tác giả cuốn sách “ Sự lựa chọn – ý nghĩa của cuộc sống: Làm thế nào để có sự lựa chọn nhiều hơn và tốt hơn trong công việc, các mối quan hệ và cuộc sống”, nói. Vậy điều gì tác động tới hiệu quả công việc của bạn?

Cảm xúc với công việc là một trong những “ thủ phạm” ảnh hưởng tới hiệu quả. Tom Gimbel, người thành lập và CEO của công tuyển dụng LaSalle Network có trụ sở tại Chicago, nói: “ Cảm xúc, động lực về công việc, nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu thiếu chúng, nhân viên chỉ có thể làm một phần việc nhỏ.”

Ngoài ra, nhiều chuyên gia khác cho rằng đó không chỉ là lỗi của nhân viên. Sếp cũng phải chịu một phần trách nhiệm. “ Mọi người không thích bị chỉ trích và sếp cũng không thích nói nặng lời. Kết quả là nhân viên nhận được bản đánh giá thiếu trung thực. Họ không xác định được những thiếu sót của mình để cải thiện”, Vicky Oliver, tác giả cuốn sách “ Sếp tồi, nhân viên khùng và những kẻ ngốc công sở khác”, cho biết.

Vậy làm thế nào để chắc chắn bạn thực sự làm việc tốt chứ không phải đó là suy nghĩ cá nhân? Hãy thực hiện các điều sau:

1. Đánh giá bản thân một cách trung thực

Nhân viên thường so sánh mình kém cỏi hơn đồng nghiệp và một số lại cho rằng mình xuất sắc hơn. Bạn không nên làm vậy mà hãy nhìn nhận khách quan và trung thực nhất về bản thân để có câu trả lời chắc chắn về hiệu quả công việc của mình. Oliver cho biết: “ Những dấu hiệu của làm việc tốt bao gồm: mang tới hướng kinh doanh mới, thuyết phục khách hàng tiêu tiền nhiều hơn, tìm ra biện pháp mới để bổ sung giá trị cho dịch vụ cũ, thanh lí hợp đồng thành công, nâng cao doanh thu, được đánh giá cao cả trong công ty và lĩnh vực của bạn.” Hãy xem bạn đã đạt được những điều đó chưa.

2. Đặt ra những câu hỏi “ đắt giá”

Khi nhân viên không đặt ra những câu hỏi cụ thể và giá trị, họ có nguy cơ không đạt được mục tiêu. Joellyn Sargent, chủ tịch của công ty BrandSprout, Mĩ, đưa ra lời khuyên: “ Nhân viên nên đặt ra câu hỏi cụ thể khi được giao nhiệm vụ và không nên thụ động chờ đợi sếp hướng dẫn. Những câu hỏi như “ Vấn đề cốt lõi cần giải quyết là gì?” hay “ Vấn đề sếp quan tâm nhất trong dự án này?” sẽ khám phá điều sếp đang thực sự mong đợi. Nếu nhân viên bỏ lỡ bước này khi bắt đầu công việc, họ sẽ không có thêm cơ hội và có thể gặp khó khăn để hoàn thành nó một cách xuất sắc.”

3. Kiểm soát cái tôi cá nhân

Cái tôi cá nhân quá lớn là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên dù rất thông minh và tài năng không thể phát huy hết khả năng của mình. “ Họ đóng cửa cơ hội phát triển riêng của mình bằng cách từ chối lời hướng dẫn từ cấp trên hoặc phản đối khi sếp nói làm thế nào để cải thiện các kĩ năng”, Sargent nói. Ông cũng khuyên các nhân viên:” Hãy lắng nghe những lời khuyên từ sếp và đồng nghiệp một cách tích cực. Nếu bạn nổi giận khi sếp sửa sai cho mình hoặc nghĩ rằng “ Anh/ chị ta còn không làm tốt bằng mình”, cái tôi cá nhân sẽ níu bạn lại phía sau.”

4. Hỏi bản thân bạn có thực sự yêu thích công việc

Và nếu không thích, hãy giải thích lí do. “ Khi đánh giá sự yêu thích của mình với công việc, đánh giá cảm xúc của bạn với sếp, tích cực hay tiêu cực, là bước đầu tiên để cải thiện sự thể hiện của bạn. Những cảm xúc tiêu cực về sếp, môi trường làm việc và trách nhiệm dẫn tới năng suất kém, hiệu quả công việc kém. Vì thế, thay đổi quan điểm sẽ cải thiện tình hình. Nhân viên có thể biết họ làm việc tốt hay không chỉ đơn giản bằng cách hỏi sếp. Trong tất cả các công ty, người quản lí sẽ đánh giá cao nỗ lực cải thiện khả năng của nhân viên và cho bạn câu trả lời chính xác dựa trên sự thể hiện của bạn,” Gimbell nói.

Ông còn đưa ra một số lời khuyên giúp nhân viên cải thiện khi làm việc dưới mức trung bình:

- Đặt ra mục tiêu từng ngày/ tuần/ tháng/ năm và lập một kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó.

- Lên lịch cho những cuộc họp thường kì với quản lí để thảo luận về quá trình, hiệu quả công việc của bạn.

- Tiếp tục đánh giá cảm xúc nghề nghiệp của bạn và cố gắng làm một điều mới mẻ mỗi ngày để làm việc tốt hơn.

Làm gì khi bạn ghét công việc của mình ở doanh nghiệp?

Hãy tìm cách để thử nghiệm sự lựa chọn mới của bạn. Bạn có thể nói chuyện với những người làm công việc và lĩnh vực mình đang hướng tới. Hãy hỏi cách họ đạt được công việc cũng

Trước tiên, bạn nên xem xét lại tình huống, phân tích mọi khía cạnh của sự việc trước khi đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

1. Đánh giá lại bản thân

Hãy tự mình giải đáp những câu hỏi sau: Giá trị của bạn là gì? Sức mạnh của như khả năng của bạn ra sao? Công việc hiện tại có điểm gì hấp dẫn bạn? Tại sao bạn lại bắt đầu chán ghét nó? Lập một danh sách để đánh giá lại bản thân mình. Bạn sẽ biết mình đang đứng ở đâu và cần làm gì tiếp theo.

2. Xác định mục tiêu

Hãy bắt đầu từ bức tranh toàn cảnh, xác định lĩnh vực và môi trường làm việc phù hợp với bạn nhất. Sau đó là vị trí hấp dẫn bạn. Liệu vị trí hiện tại có khiến bạn hài lòng hay bạn muốn vị trí cao hơn ở một công ty khác? Tiếp theo, hãy tìm kiếm các cơ hội để bạn có thể kiểm tra sự lựa chọn của mình. Bạn sẽ biết mục tiêu thực sự của mình và tìm mọi cách để đạt được chúng.

3. Thử nghiệm

Hãy tìm cách để thử nghiệm sự lựa chọn mới của bạn. Bạn có thể nói chuyện với những người làm công việc và lĩnh vực mình đang hướng tới. Hãy hỏi cách họ đạt được công việc cũng như những điểm khiến họ khác biệt. Bạn cũng có thể áp dụng một số thay đổi nhỏ ở công việc hiện tại để sáng tạo những điều mới mẻ. Nếu không có kết quả, hãy bắt đầu lại quá trình.

4. Đưa ra quyết định

Đã đến lúc đưa ra quyết định về sự nghiệp của bạn sau khi xác định lại bản thân và các yếu tố cần thiết. Xây dựng một chiến lược để chuyển đổi từ công việc hay vai trò bạn ghét tới những gì bạn thích. Hãy đưa ra quyết định dựa trên sự xem xét cẩn thận:

- Ai cũng có những điều thích và không thích, điều quan trọng là bạn được làm những gì khiến mình thực sự hạnh phúc. Nếu đã quá chán ghét công việc hiện tại và không thể tiếp tục chịu đựng nó, bạn có thể “nhảy việc” để được thoải mái làm những gì mình thích và phù hợp với bạn nhất.

- Liệu bạn có nhất thiết phải “ nhảy việc” trong khi công việc hiện tại mang lại một khoản thu nhập hàng tháng kha khá và một vị trí nhiều người mơ ước? Thêm nữa, thời đại kĩ thuật số ngày nay sẽ giúp bạn cải thiện tình hình. Bạn có thể vừa tiếp tục công việc hiện tại và vẫn có thể làm những những gì mình thích, dù rằng bạn sẽ vất vả hơn.

Tìm hiểu 8 lời khuyên trước khi lựa chọn công việc

Công việc nhiều khi không thể giải quyết hết trong giờ làm việc nhưng bạn vẫn vui vẻ “ôm” nó về nhà. Tất nhiên không để nó quá xáo trộn đến cuộc sống của bạn và mặc dù bạn không

1. Đó là công việc bạn luôn mong muốn

Bạn đang làm công việc mà bạn vẫn hằng mong muốn? Đây là công việc mà bạn có thể “nhìn” thấy bản thân mình trong tương lai và không có vấn đề gì với nó. Nếu bạn không hiểu bản thân bạn đang làm công việc gì thì công việc đó không dành cho bạn đâu.

2. Tìm thấy sự thú vị

Bạn có thấy công việc của bạn hấp dẫn và thú vị không? Ngay cả khi người khác cho rằng công việc đó thật nhàm chán thì bạn vẫn cứ yêu thích nó. Đó chính là công việc của bạn, công việc đó sẽ giúp bạn luôn cảm thấy vui vẻ và tâm huyết với nó hơn.

3. Cảm thấy thoải mái

Mặc dù công việc nhiều thách thức, cơ hội và đầy áp lực nhưng bạn vẫn thích điều đó bởi thực tế với bạn nó vẫn khá thoải mái? Với người khác không dễ chịu gì nhưng với bạn thì ngược lại, bạn biết rõ ràng cái mà mình đang làm. Công việc đó thích hợp với bạn đấy.

4. Bạn không thấy buồn chán

Bạn chưa bao giờ thấy công việc ấy buồn chán và không phải cố gắng kết thúc công việc ấy chỉ vì chán nản? Bạn thích tốc độ đều đều của nơi làm việc, bạn tìm thấy nhiều hứng thú suốt cả ngày? Công việc đó dành cho bạn.

5. Thấy thời gian trôi nhanh chóng

Đã bao giờ bạn thấy thời gian trôi nhanh thật là nhanh khi bạn luôn vui vẻ chưa? Hẳn nhiên là rồi phải không. Khi bạn bận rộn làm việc, thời gian cũng trôi nhanh như vậy đấy. Bạn nhìn đồng hồ và ngạc nhiên đã đến giờ phải về nhà rồi sao. Đó chính bởi sự say mê làm việc mà quên thời gian. Vậy tại sao bạn lại không tiếp tục sự nghiệp đam mê của mình chứ.

6. Bạn hài lòng với tiền lương của mình

Tất nhiên tiền lương là vấn đề gắn liền với bất kỳ công việc nào. Nhưng nếu bạn không hài lòng với tiền lương của mình thì có thể bạn không thích công việc đó. Bởi nếu bạn yêu thích công việc đó thì dù lương có thấp một chút cũng không sao, bạn vẫn thấy công việc đó có giá trị với bạn.

7. Bạn say mê cả làm việc ngoài giờ

Công việc nhiều khi không thể giải quyết hết trong giờ làm việc nhưng bạn vẫn vui vẻ “ôm” nó về nhà. Tất nhiên không để nó quá xáo trộn đến cuộc sống của bạn và mặc dù bạn không thích phải cật lực làm ngày làm đêm hay cả trong thời gian nghỉ ngơi cuối tuần nhưng bạn biết “tận hưởng” thời giờ để làm việc. Vậy thì hãy tiếp tục công việc yêu thích của mình đi nhé.

8. Đó là một môi trường thân thiện

Thật khó để tìm được một nơi làm việc có sự thân thiện như ý muốn. Nhưng nếu nơi bạn đang làm việc có môi trường như thế, mọi người học hỏi và thân thiện với nhau, công việc cũng suôn sẻ hơn rất nhiều. Vậy thì đừng từ bỏ công việc đó nhé. Một nơi làm việc tốt là một nơi bạn cảm nhận như đang được làm việc và công hiến trong một gia đình vậy.

Nếu những điều bạn nghĩ về công việc trái ngược với những điều trên và bản thân cũng nhận ra mình không thích việc đó. Bạn nên “săn tìm” một công việc khác theo đam mê của mình nhé. Công việc nên là điều mà bạn có thể hiểu và nhìn thấy tương lai của mình.

Những kỹ năng nghề nghiệp được yêu thích nhất ít người biết

Khoa học, y học và công trình ngày càng có được những thành tựu phát triển vĩ đại. Nhu cầu nguồn nhân tài về khoa học và số học là một thách thức của các ngành này trong tương lai.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hàng ngày cuộc sống và công việc chúng ta đều nảy sinh những vấn đề mang tính tổng hợp. Những người có khả năng phát hiện và nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả sẽ được trọng dụng trong các ngành nghề như: Kinh doanh, tư vấn quản lý, quản lý cộng đồng, khoa học, y học và lĩnh vực công trình.

2. Kỹ năng nghiệp vụ

Hiện nay mọi ngành nghề và lĩnh vực đều có sự góp sức của kỹ thuật. Công trình, thông tin, ô tô, giao thông, hàng không là các lĩnh vực có nhu cầu cao các chuyên gia về điện lực, điện tử và thiết bị máy móc để tiến hành lắp ráp, điều chỉnh và sửa chữa.

3. Kỹ năng giao tiếp

Tất cả các công ty đều không tránh được các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa nhân công. Sự thành công của công ty phần nhiều đến từ sự đoàn kết hợp sức từ toàn bộ tập thể công nhân viên công ty. Vì vậy, việc quản lý nhân lực, bộ phận nhân sự, bộ phận quản lý cần quan tâm, giải quyết và thỏa mãn các vấn đề của nhân viên trong phạm vi của mình.

4. Kỹ năng thiết kế phần mềm

Nếu bạn có khả năng xử lí và thiết kế các phần mềm IT thỏa mãn được vấn đề thiết yếu của công ty thì cơ hội công việc sẽ nâng cao hơn nhiều. Để làm được điều này nắm rõ các vấn đề của ngôn ngữ lập trình C++, Java,HTML, visual basic, Unix và SQL server.

5. Kỹ năng quản lý thông tin

Trong thời đại kinh tế thông tin hiện nay, nắm bắt và quản lý thông tin là điều kiện tối thiểu và cơ bản nhất. Chuyên viên phân tích hệ thống, nhân viên kỹ thuật thông tin, nhân viên quản lý số liệu hay kỹ sư thông tin sẽ là những ngành có cơ hội phát triển rất tốt.

6. Kỹ năng quản lý tài vụ

Cùng với sự kéo dài tuổi thọ, mỗi chúng ta cần suy xét đến việc lên kế hoạc đầu tư cho cuộc sống hiện tại và nguồn thu nhập sau khi về hưu. Vì vậy, nhu cầu về nhà đầu tư kinh tế, nhân viên giao dịch chứng khoán, nhà hoạch định chế độ hưu trí, kế toán sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.

7. Kỹ năng bồi dưỡng

Sự phát triển của công nghệ thông tin khiến việc phát sinh và thu thập số liệu cần thiết hơn bao giờ hết, Vì vậy, nhu cầu bồi dưỡng tài năng cho giáo dục, phục vụ cộng đồng, điều chỉnh quản lý và thương nghiệp ngày càng nâng cao.

8. Kỹ năng khao học và số học

Khoa học, y học và công trình ngày càng có được những thành tựu phát triển vĩ đại. Nhu cầu nguồn nhân tài về khoa học và số học là một thách thức của các ngành này trong tương lai.

9. Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ

Nắm bắt và thông thạo một ngoại ngữ là cơ hội giúp bạn tìm được công việc cần thiết. Những ngoại ngữ nổi bật hiện nay như: tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp và Đức.

10. Kỹ năng quản lý doanh nghiệp

Trong guồng quay phát triển kinh tế nhanh chóng hiện nay, người quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt phương pháp thiết thực điều hành doanh nghiệp hiệu quả là điều hết sức quan trọng.

Phương diện này cần những kỹ năng cơ bản như: quản lý nhân lực, quản lý hệ thống, quản lý tài nguyên và tài chính; ngoài ra cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Bí quyết duy trì khoảng cách trong công việc của bạn

Duy trì khoảng cách. Giữ khoảng cách thích hợp với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.

Mơ hồ khoảng cách với cấp trên!

Thành, 24 tuổi, thời gian làm việc 1 năm.

Khi mới đi làm cũng như nhiều nhân viên khác muốn hòa nhập với đồng nghiệp và cố gắng giữ khoảng cách với cấp trên. Thành cho rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ. Nhưng chưa hết 3 tháng thử việc anh đã bị cho nghỉ việc, bởi cấp trên cho rằng biểu hiện của anh quá bình thường. Không lâu sau anh tìm được một công việc mới, từ kinh nghiệm của việc làm trước, Thành thường xuyên tiếp cận sếp: giành ghế ngồi cạnh, chủ động báo cáo công việc… đồng nghiệp tỏ ra khinh miệt và xa lánh, càng bất ngờ hơn khi vô tình nghe được lời nhận xét của sếp cho rằng anh là người thích chơi trội!

Cách khắc phục: Bạn cần nhớ rằng, sếp là người đứng đầu của những nhân viên khác, vì vậy khi muốn tiếp cận họ hãy quan sát xem họ nhiệt tình với bạn không. Tính cách của sếp sẽ quyết định đến khoảng cách giữa bạn và họ. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người chỉ cần bạn không hổ thẹn với việc mình làm.

Phẫn nộ ! Bị người đồng nghiệp thân thiết nhất bán đứng!

Mai, 25 tuổi. Thời gian làm việc: 3 năm

Mai và Liễu cùng vào công ty và làm chung trong một bộ phận, quan hệ giữa hai người khá thân thiết. Mai rất tin tưởng bạn mình và kể mọi chuyên với Liễu, từ chuyện riêng tư đến công việc. Nhưng không ngờ rằng chính người bạn thân đã phản bội cô: khi người phụ trách bộ phân nghỉ việc, công ty đang xem xét lựa chọn giữa Mai và Liễu lên vị trí đó. Về mọi mặt cả hai khá đồng đều. Nhưng rốt cuộc, Liễu được thăng chức. Qua đồng nghiệp khác, Mai biết được Liễu đã báo cáo lên cấp trên sự bất mãn của Mai với công ty và lỗi cô mắc phải trong công việc.

Cách khắc phục: Trong công việc người có thể bán đứng bạn thưòng là người mà bạn cho là thân thiết và gần gũi nhất. Cần hiểu rằng, nhiều khi giữa đồng nghiệp là mối quan hệ cùng hợp tác và cả cạnh tranh; khi hai người có cùng mục tiêu, thì người bạn đó sẽ trở thành đối thủ của bạn; khi lợi ích giữa hai người bị đe dọa mối quan hệ đó có thể mất đi, vì vậy hãy duy trì một khoảng cách nhất định và biết giữ mồm miệng.

Làm khó! Khách hàng yêu cầu phân biệt rõ ràng

Nam, 27 tuổi. Thời gian làm việc: 5 năm.

Nam là nhân viên bán hàng, với anh duy trì mối quan hệ thân thiện với khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Với kinh nghiệm trong nghề, anh và một số khách hàng quan trọng có mối quan hệ thân mật như bạn bè. Điều này khiến đồng nghiệp hết sức ngưỡng mộ. Nhưng mọi người không biết rằng để duy trì mối quan hệ trên anh thường xuyên phải tốn vào các khoản chiêu đãi và cung cấp cho khách hàng quen điều kiện thuận lợi nhất định và lấy danh nghĩa của công ty cho các khoản gia tăng.

Cách khắc phục: Cùng chung lợi ích là điều kiện đầu tiên để bạn và khách hàng cùng trở thành những người bạn, và lợi ích này thường xuyên phát sinh sự xung đột. Vì vậy, khách hàng khó có thể trở thành một người bạn theo đúng nghĩa. Biết giữ khoảng cách nhất đinh giữa quan hệ làm việc và tình cảm, kiên quyết không vi phạm nguyên tắc làm việc là tiền đề duy trì quan hệ bình đẳng cùng có lợi giữ bạn và khách hàng.

Những điểm cần chú ý trong quan hệ công việc:

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong công việc không chỉ là vấn đề khoảng cách, mà còn là:

- Xác định rõ vai trò của mình. Vai trò thường đi kèm trách nhiệm, quyết định đến lập trường và cách xử lí công việc của bạn.

- Tôn trọng lẫn nhau. Muốn được người khác tôn trọng trước hết bạn cần biết tôn trọng đối phương, cả vấn đề riêng tư và thành quả công việc.

- Tuân theo nguyên tắc. Mỗi trò chơi đều có nguyên tắc qui định riêng và công việc cũng không ngoại lệ.

- Quan niệm của số đông. Nảy sinh mâu thuẫn với đồng nghiệp cần đứng ở góc độ toàn cục xem xét vấn đề, hãy nhẫn nại và biết khoan dung.

- Duy trì khoảng cách. Giữ khoảng cách thích hợp với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.

Khoảng cách thích hợp nhất trong công việc

0.5m-1m: Đây là khoảng cách khi giao tiếp với đồng nghiệp, mức độ này mang đến cảm giác thân thiết và gần gũi giữa hai bên.

1.5m: Là khoảng cách giữa lãnh đạo và cấp dưới, mức độ này có thể gia tăng sự uy nghiêm của cấp trên mà vẫn giữ được cảm giác gần gũi.

3m: Khi bạn báo cáo công việc với cấp trên khoảng cách này hoàn toàn thích hợp, cho thấy sự tôn trọng của bạn.

3m-3.5m: Là khoảng cách giữa doanh nghiệp, nhân vật quan trọng của quốc gia, hội nghị được tính giữa khoảng cách bàn. Mức độ này đảm bảo không khí quan trọng, trang nghiêm, đồng thời vẫn có được không gian thoải mái cho hai bên.

4m: Khi phỏng vấn đây là lựa chọn khá phù hợp, vừa có được sự chính thức, quan trọng lại không ảnh hưởng đến độ rõ ràng khi bạn trả lời, đồng thời giúp bạn có thể giao lưu ánh nhìn với nhà tuyển dụng.

“Bẫy chán việc” và bí quyết lấy lại “phong độ” trong việc làm

Với vị trí là trợ lý cho sếp tổng, bạn đã từng tự hào và yêu thích công việc đa dạng với tốc độ nahnh của mình. Rồi bỗng một ngày bạn dường như đánh mất nhiệt huyết ban đầu và không

Thực chất, việc duy trì cảm hứng trong công việc là thách thức không nhỏ cho các nhân viên. Phân tích ba tình huống thường gặp sau sẽ giúp bạn lấy lại đấu trí và phong độ ngay lập tức.

1. Bẫy thứ nhất: Kiệt sức

Tình hình kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt giữa các nhân viên gần như vắt kiệt sức bạn. “Làm nhiều hơn yêu cầu” đã trở thành tôn chỉ của bạn và đồng nghiệp. Bạn bị cuốn vào vòng xoáy làm thêm giờ, nhận thêm việc và đòi hỏi ít phúc lợi hơn. Có thể lúc đầu bạn thấy mình dồi dào năng lượng và có thể đảm nhận tất cả, nhưng dần dần bạn bắt đầu “thở dốc” – chỉ một bước hụt chân so với đồng nghiệp cũng khiến bạn cảm thấy mình kiệt sức và thất vọng kinh khủng.

Thay vì cứ ôm đồm công việc đến nỗi chán ghét chúng, hãy chia sẻ với đồng nghiệp và sếp. Bản thân việc trò chuyện có thế giúp bạn trút đi mệt mỏi và đôi khi bạn còn học hỏi được cách thức giải quyết công việc hiệu quả từ đồng nghiệp. Phản hồi với sếp có thể giúp sếp thông hiểu tình trạng của nhân viên, từ đó sắp lại thứ tự ưu tiên hoặc phân công lại công việc.

2. Bẫy thứ hai: Công việc chẳng đi tới đâu

Bạn đã trụ khá lâu ở một vị trí mà chưa được cất nhắc. Bạn nghĩ mình đã có những đóng góp đáng kể nhưng đồng nghiệp thì từng người một thăng tiến mà bạn thì chưa được đoái hoài đến.

Trong tình huống này, bạn nên tự đánh giá lại bản thân để có thể hiểu thấu đáo đâu là những tảng đá đang cản đường thăng tiến của bạn. Bạn có thể tự đặt các câu hỏi như: những thành tích mà bạn đạt được có thật sự nổi trội và được sếp biết đến? Bạn đã trang bị đầy đủ kỹ năng để đón nhận thêm trách nhiệm? Sếp đã có lần nói xa gần chuyện thăng tiến của bạn? Có được các câu trả lời cho những khúc mắc trên sẽ giúp bạn vạch ra hướng đi hiệu quả hơn trong thời gian tới. Bạn cũng có thể bày tỏ với sếp và lắng nghe nhận xét, phân tích cũng như lời khuyên từ sếp.

3. Bẫy thứ ba: Cảm hứng biến mất

Với vị trí là trợ lý cho sếp tổng, bạn đã từng tự hào và yêu thích công việc đa dạng với tốc độ nahnh của mình. Rồi bỗng một ngày bạn dường như đánh mất nhiệt huyết ban đầu và không còn cảm thấy hứng thú với những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày.

Để khởi động lại, bạn hãy liệt kê danh sách những lĩnh vực mà bạn hài lòng với biểu hiện của mình nhất và đem lại sự thỏa mãn cho bạn nhiều nhất. Ví dụ, nếu bạn thích tổ chức sự kiện, hãy chú ý ứng dụng kỹ năng này như tham gia tổ chức các sự kiện của công ty. Những việc tình nguyện này sẽ giúp bạn thể hiện năng lực, mở rộng kinh nghiệm, đồng thời lấy lại nhiệt huyết. Tham gia các tình huống mới và thú vị sẽ giúp mỗi ngày tại công sở luôn là những thử nghiệm mới.

Chán việc chưa hẳn đã là cảm giác tiêu cực vì đó có thể là dấu hiệu giúp bạn thay đổi tích cực để có được sự hài lòng hơn nữa trong công việc. Đừng để lọt chân vào những bẫy chán việc này, bạn nhé.